Hiện nay các biện pháp để chống stress như tập thể dục, thiền định, yoga… đang được ưa chuộng và áp dụng để đem lại tinh thần và sức khỏe tốt hơn cho người bệnh viêm đại tràng đấy. (Xem thêm: bifina).


Xã hội hiện đại, cuộc sống công nghiệp hóa kéo theo nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, không chỉ là do ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh mà còn do việc ăn uống thiếu điều độ, thiếu khoa học, cộng thêm lười vận động nữa thì làm sao mà cơ thể con người không sinh bệnh? Làm sao mà đại tràng khỏe mạnh được, đó chính là nguyên nhân.

Chúng ta cùng đến với những phân tích của BS Vũ Thị Khánh Vân (Nguyên Trưởng khoa A9 – BV Y học Cổ truyền Quân đội) chia sẻ sau đây: Có thể nói chúng ta đang sống trong một thời đại của điện tử và được thừa hưởng rất nhiều lợi ích do các tiến bộ về khoa học kỹ thuật đem lại, kéo theo sự dồi dào về vật chất, lương thực thực phẩm, nhưng đời sống tinh thần của nhiều người hầu như rất căng thẳng, áp lực. Chính các stress và chế độ thực dưỡng không khoa học này đã đem lại cho con người rất nhiều bệnh tật, bệnh tật có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, trong đó có bệnh về tiêu hóa và viêm đại tràng mạn tính. Có một nguyên nhân mà YHCT thường nhắc đến nhiều, đó là thất tình. Thất tình tức là 7 thứ tình chí ảnh hưởng đến các tạng phủ, ví dụ như vui quá hại tâm, lo quá hại tỳ, sợ quá hại thận, uất quá hại can v.v… Thì yếu tố uất hay còn gọi là stress trong y học hiện đại thì có thể nói là YHCT cho rằng sinh ra bách bệnh.

Cái không thể thiếu đó là yếu tố tâm lý, tinh thần – một nguyên nhân cũng quan trọng không kém gây nên bệnh viêm đại tràng mạn tính. Đúng là bệnh viêm đại tràng mạn tính có thể nặng lên nếu người bệnh thường xuyên có những vấn đề tâm lý như lo âu, căng thẳng, trầm cảm… Vì vậy, hiện nay các biện pháp để chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh, thiền định, yoga… đang được ưa chuộng và áp dụng để đem lại tinh thần và sức khỏe tốt hơn cho người bệnh viêm đại tràng đấy.

BS Khánh Vân sẽ có những phân tích rất cụ thể về hiệu quả của tập yoga, tập thiền đối với người bệnh viêm đại tràng mạn tính: Từ xưa rồi, YHCT có phương pháp chữa bệnh bằng không dùng thuốc như tập dưỡng sinh, yoga, và gần đây thì phát triển phương pháp ngồi thiền. Thực chất những phương pháp này là thư giãn, giảm sự căng thẳng thần kinh, giải tỏa những lo âu sợ hãi, chú trọng vào quan trọng quan sát hơi thở vào ra mà tâm được an bình và rất có lợi cho sức khỏe, đưa lại kết quả cao trong việc điều trị các bệnh, trong đó có bệnh viêm đại tràng mãn. Ví dụ như tâm được an bình như thế là can được xơ kiết tốt, tức là giãn cơ ra giúp các men tiêu hóa được giải phóng, giúp cho tiêu hóa tốt hơn. Hay tình trạng tâm hòa bình thì trước hết phải nói không có rối loạn miễn dịch, tăng cường miễn dịch để chống các bệnh tật, hai là giúp cho giấc ngủ được sâu, đảm bảo về thời lượng. Trong khi ngủ sâu sẽ cho phép các nhịp sinh học thực hiện một cách tốt nhất, như thải được chất độc, chất cặn bã ra ngoài cơ thể một cách tự nhiên. Đồng thời khi ngủ sâu là lúc sửa chữa những hư hỏng của cơ thể trong đó có niêm mạc ruột, như vậy là phục hồi chức năng của tạng phủ. Đó là những lợi ích lớn trong các phương pháp yoga hay ngồi thiền.
Chúng ta đã hiểu rõ hơn tại sao áp dụng phương thức tập yoga, thiền định lại mang đến những lợi ích tốt cho sức khỏe, cụ thể ở đây là trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính. Nhưng bài tập hay những động tác tập nào phổ biến, đơn giản nhất để người bệnh có thể áp dụng.

Có một số bài tập tương đối đơn giản mà người bệnh có thể tự tập tại nhà hàng ngày để tăng cường chức năng hệ tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng.

Khi chúng ta đang ở nhà thì có thể lựa chọn một mặt phẳng với một chiếc thảm tập hoặc nệm mỏng để thực hiện theo ngay những động tác mà tôi sắp chia sẻ. Còn nếu chúng ta đang đi trên đường thì đừng quên sử dụng chức năng ghi âm lại để có thể tập theo.

Trước tiên là một bài tập thở đơn giản những mạnh mẽ, rất có lợi cho sức khỏe mà người bệnh viêm đại tràng mạn tính nên áp dụng hàng ngày. Bình thường, chúng ta thở bằng ngực đúng không ạ? Nhưng trong bài tập này, chúng ta sẽ sử dụng cơ hoành khi thở.

Trong cách hít thở thông thường, chúng ta chỉ sử dụng một phần cơ hoành và cơ ở lồng ngực, bởi vậy ta chỉ tống phần không khí ở phần trên và giữa phổi, còn phần dưới đáy phổi thì không khí không thoát ra được và đầy khí cặn, vì vậy nên ta phải tập hít sâu đến tận đáy phổi để đẩy khí cặn ra ngoài. Đó chính là thở bằng cơ hoành. Khi hít vào bụng phình lên và chứa đầy không khí, đồng thời cơ hoành của chúng ta hạ xuống, khi thở ra thì bụng hóp lại, đẩy tất cả không khí ra ngoài, cơ hoành nâng lên.

Thở bằng cơ hoành, giúp tận dụng được hoàn toàn sức chứa của phổi, đem lại nhiều không khí, oxy hơn. Không những vậy, động tác lên xuống của cơ hoành giúp matxa ngũ tạng cơ thể và đặc biệt là hệ tiêu hóa nên rất tốt đối với những người bị viêm đại tràng. Khi hít vào bụng phình lên và chứa đầy không khí, đồng thời cơ hoành của chúng ta hạ xuống, khi thở ra thì bụng hóp lại, đẩy tất cả không khí ra ngoài, cơ hoành nâng lên.

Còn những động tác tập yoga, chúng ta sẽ phối hợp các động tác yoga không chỉ khiến tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn, mà còn giúp tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa nữa.

Có thể gọi đó là các Asana Yoga, nghĩa là các tư thế yoga khác nhau được duy trì trong thời gian dài, vừa tăng cường sức mạnh cho cơ thể, giúp máu lưu thông tốt, tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa, đào thải độc tố giúp điều trị viêm đại tràng mạn tính. Ví dụ như tư thế rắn hổ mang (nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, hai tay chống xuống đất đẩy phần đầu và ngực cong lên); tư thế châu chấu thì nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, hai tay duỗi thẳng dọc theo thân, nâng đồng thời phần đầu và chân lên tạo cho cơ thể thành một đường cong trông giống như một cánh cung đang giương lên vậy v.v… Có rất nhiều Asana Yoga, nhưng người bệnh nên tập theo sự hướng dẫn và quan sát của hướng dẫn viên để có độ chính xác cao nhất, bởi nếu tập không đúng thì hiệu quả mang lại cũng sẽ giảm rất nhiều đấy.

Thiền định rất tốt trong việc thúc đẩy hệ tiêu hóa, làm thư giãn tinh thần, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mạn tính, nhưng nó sẽ không có tác dụng nếu bạn không đồng thời tuân thủ theo một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Xem video.