Bàn thờ vọng nghe hầu như còn xa lạ với mỗi chúng ta. Cuộc sống hiện nay khiến nhiều người phải xa quê hương. Thế nhưng bàn thờ vọng dành cho tổ tiên vẫn luôn được hương khói đầy đủ từ những người con xa quê ấy.

Những người con thứ dù sang hèn , giàu nghèo nếu ở gần cửa trưởng trên đất quê hương thì đến ngày giỗ, lễ tết con thứ phải phận sự góp lễ hoặc đưa lễ đến nhà thờ hay nhà con trưởng để làm lễ. .. Do đó không có lệ lập bàn thờ vọng đối con thứ ngay ở quê nhà. Nếu con trưởng khuyết hoặc xa quê, thì người con thứ 2 thế trưởng được lập bàn thờ chính, còn bàn thờ ở nhà người anh cả ở xa quê lại là bàn thờ vọng.



Tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau mà mỗi người có cách lập bàn thờ vọng riêng. Do cách lập bàn thờ vọng chưa có nghi lễ nhất định mà chỉ là kinh nghiệm truyền lại nên không bắt buộc phải tuân theo những quy định hà khắc. Khi bắt đầu lập bàn thờ thì người con đó phải về quê chính báo cáo gia tiên tại bàn thờ chính.

Thông thường thì bản thờ gia thần phải đặt cao hơn so với ban thờ vọng của tổ tiên . Hướng của bàn thờ vọng là hướng về quê hương ,để khi người con thắp hương , vái lạy thuận hướng vái lạy quê hương. Không nên đặt bàn thờ trong buồng ngủ, trừ trường hợp nhà chật hẹp .

Sau đó xin phép chuyển một lư hương phụ hoặc mấy nén hương đang cháy giở mang đến bàn thờ vọng rồi thắp tiếp. Nếu có nhà riêng, tương đối rộng rãi khang trang, thì bàn thờ đặt hẳn một phòng riêng chuyên để thờ cúng cho tôn nghiêm nếu bàn thờ đặt ở phòng khách thì phải đặt cao hơn chỗ tiếp khách.

Phong tục của người Việt từ xưa đến nay đều coi trọng chữ Hiếu đi đôi với chữ Đệ. Cha mẹ dù còn sống hay đã qua đời đều mong muốn anh chị em sống trong cùng một nhà hòa thuận . Mỗi ngày giỗ chạp, lễ Tết nếu như các con trong gia đình ở gần nhau mà không sum họp thì đó là mầm mống của sự bất hạnh và cũng là điều tổ tiên không mong muốn.

Bàn thờ vọng cần đặt ở khu vực trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính của con cháu với tổ tiên chứ không nên đặt cạnh chỗ uế tạp, hoặc cạnh lối đi.

Xem thêm: đồ thờ