Cụ thể hóa giải pháp “cứu” bất động sản
Được tiếp thêm niềm tin bởi các chính sách giải cứu đang được cụ thể hóa, ngay từ những ngày đầu năm Quý Tỵ, các DN đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ra hàng.

Thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ, nhiều biện pháp đã được các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương triển khai tích cực nhằm vực dậy thị trường dat nen binh duong bất động sản.
Vào cuộc tích cực
Ngay đầu tháng 1/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, trong đó, có quá nửa số giải pháp nhắm đến thị trường bất động sản.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, có 2 nhóm giải pháp trọng tâm cần triển khai thực hiện ngay để đưa Nghị quyết 02 vào cuộc sống.
Nhóm giải pháp đầu tiên là rà soát các dự án bất động sản. Mặc dù Chính phủ mới giao cho Bộ Xây dựng triển khai thực hiện tại Nghị quyết 02, nhưng ngay từ tháng 7/2012, Bộ Xây dựng đã lập đoàn kiểm tra 11 tỉnh, thành, cùng 58 địa phương đã gửi báo cáo, Bộ Xây dựng đã phân loại các dự án theo các hướng: dừng, tạm dừng có điều chỉnh và cho phép triển khai tiếp tục. Tuy nhiên, ông Nam thừa nhận, tại các địa phương có nhiều dự án can ho diamond lotus lớn thì công tác rà soát, phân loại dự án vẫn chưa đạt được mong muốn của Bộ.
“Qua rà soát, các địa phương tự đề xuất thu hồi dưới 1% tổng số dự án, trong khi Bộ muốn con số này là 30 - 40%. Bởi vậy, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa ra những tiêu chí cụ thể để làm căn cứ ra quyết định thu hồi dự án không phù hợp”, ông Nam nói.
Mới đây nhất, UBND TP. HCM đã quyết định thu hồi 30 dự án bất động sản chậm triển khai trên địa bàn. Mặc dù đây là con số nhỏ (30/261 dự án đã được cấp phép đầu tư), nhưng đã cho thấy quyết tâm của lãnh đạo địa phương có thị trường bất động sản phát triển nhất cả nước trong việc thanh lọc thị trường nhằm cân đối lại nguồn cung. Tương tự, UBND TP. Hà Nội cũng vừa thông báo sẽ thu hồi 9 dự án bất động sản đã cấp phép đầu tư trên địa bàn, với tổng diện tích dự kiến thu hồi trên 51.500 m2. Trước đó, trong năm 2012, Hà Nội cũng đã thu hồi đất của 7 tổ chức, với tổng diện tích đất hơn 8 triệu m2.
Nhóm giải pháp thứ hai là yêu cầu chính quyền các địa phương phải nhanh chóng ban hành thủ tục, quy trình và giải quyết nhanh chóng cho các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi từ dự án nhà thương mại sang nhà xã hội.
Ông Nam nhìn nhận, đây là một giải pháp đạt được nhiều mục tiêu, vừa có mục tiêu kinh tế, giảm hàng tồn kho, vừa có mục tiêu an sinh xã hội. Chính vì vậy, Bộ Xây dựng đề nghị, trong quý I/2013, các địa phương phải ban hành những thủ tục theo hướng trên.
“Hiện đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi dự án can ho vung tau vì vậy, các sở xây dựng phải chủ động xây dựng quy trình sao cho ngắn gọn nhất, hiệu quả nhất để nhanh chóng chuyển đổi mục đích dự án ngay trong quý I, chậm nhất là đầu quý II/2013 để các doanh nghiệp sớm triển khai thực hiện trong vòng 6 tháng đến 1 năm là có sản phẩm đưa ra thị trường”, ông Nam nói.