Có không ít cặp vợ chồng ly hôn với nhau chỉ vì lý do tưởng chừng hết sức vụn vặt: ngủ ngáy.
Dưới đây là chia sẻ của chị Elizabeth McKinstry (người Anh) – một chị vợ đã tìm ra cách duy trì cuộc sống hạnh phúc khi có một anh chồng ngủ “ngáy như sấm”. Tin liên quan: Chua benh ngay to khi ngu.

“Những ngày trăng mật của chúng tôi đã được lên kế hoạc với một kỳ nghỉ lãng mạn ở Oxford, thành phố của những ngọn tháp thơ mộng. Nhưng điều đó chẳng đến với tôi ngay cả trong giấc mơ, vì tôi không thể chợp mắt lấy một giây. Trong đêm đầu tiên ở khách sạn, chồng tôi - Leo bắt đầu “ngáy vang nhà” ngay khi đầu vừa chạm gối. Tiếng ngày của anh quá lớn khiến tôi nơm nớp lo sợ chỉ một giây sau sẽ nghe thấy tiếng điện thoại nhắc nhở của nhân viện khách sạn hoặc một đập cửa giận dữ của những người phòng bên. Còn Leo thì cứ hồn nhiên say giấc nồng đến tận sáng, mở mắt ra còn mỉm cười hỏi tôi đêm qua thế nào, khiến tôi dở khóc dở cười.


Vào đêm thứ hai, tôi đã phải chui vào bồn tắm đóng kín cửa, lấy bồn tắm làm giường, khăn tắm làm chăn và gối đầu nhưng vẫn nghe rõ mồn một tiếng ngáy khủng khiếp của Leo vọng qua các bức tường. Mọi người sẽ hỏi tôi, hôn nhân của chúng tôi sẽ ra sao? Thực ra, khi tôi ngồi viết lại câu chuyện này, cuộc hôn nhân của chúng tôi đã được 20 năm. Và bây giờ tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm cho những người vợ sống trong hoàn cảnh như tôi.

Sau khi phát hiện ra tật ngủ ngáy khủng khiếp của Leo, tôi đã gọi chồng mình là “máy nổ”. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã thử rất nhiều cách. Ban đầu, khi Leo ngáy, tôi chỉ cần đập đập vào người anh, anh sẽ xoay người trong vô thức. Khi nằm nghiêng, tiếng ngáy cũng sẽ dừng lại. Tuy nhiên, một đêm tôi cũng phải thức dậy đến mấy lần để ra hiệu cho anh.

Đáng buồn là cách này cũng không hiệu quả được lâu. Về sau, cuộc sống trăm thứ phải lo của gia đình khiến cả hai chúng tôi đều vô cùng mệt mỏi và kiệt sức, mỗi lần Leo đặt lưng xuống là ngủ say “như chết”, mặc cho tôi đập thoải mái cũng không có phản ứng gì.

Chúng tôi đã đi xin lời khuyên của rất nhiều người, rồi tìm hiểu tài liệu, sách báo để tìm cách cải thiện tật xấu của Leo. Anh đã thử hết các cách: dùng thuốc xúc miệng, thuốc xịt mũi, làm các bài tập trị liệu, nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ,... mà tình hình chỉ ngày càng tồi tệ. Thậm chí chúng tôi còn đi khám bác sỹ, làm phẫu thuật laser vòm họng nhưng cũng không mấy khả quan.

Cuối cùng, chúng tôi đã quyết định ngủ riêng, mỗi người ngủ một tầng để không làm phiền đến nhau. Khi chúng tôi mới đưa ra ý tưởng này, gia đình và bạn bè chúng tôi đều ra sức can ngăn, cho rằng đó là suy nghĩ “điên rồ”, “không hợp với lẽ thường”. Mọi người đều ra sức thuyết phục chúng tôi, hai vợ chồng mà ngủ riêng thì có khác gì ly thân, còn dọa hôn nhân của chúng tôi sẽ sớm tan vỡ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn thử cách làm này.

Và sự thực đã chứng mình, lựa chọn của chúng tôi là đúng. Chúng tôi có thể trải qua những đêm yên bình của riêng mình. Sau một giấc ngủ ngon, sáng hôm sau chúng tôi đều thấy phấn chấn và tươi tỉnh hơn trước. Tôi không còn bị ám ảnh bởi tiếng ngáy của Leo, còn anh cũng có thể an tâm ngủ mà không phải lúc nào cũng dè dặt sợ làm phiền đến tôi. Một chút điểm trừ nho nhỏ là tôi không có “lò sưởi” chăn cho mùa đông, và chúng tôi luôn phải trả số tiền thuê nhà lớn để thuê được ngôi nhà có nhiều tầng.

Trước đây, tôi thi thoảng vẫn bực bội và cáu kỉnh với Leo về tật xấu này, dù biết rõ đó không phải là lỗi của anh. Nhưng bây giờ, chúng tôi đã không còn khó chịu với nhau chỉ vì những điều nhỏ nhặt. Thi thoảng, chúng tôi hẹn hò nhau ở quán bar để tâm sự, chia sẻ với nhau hoặc “yêu đương vụng trộm” trong phòng tắm, phòng thay đồ,... ở nhà. Những điều này khiến hôn nhân của chúng tôi trở nên lãng mạn và nhiều màu sắc.

Tôi nhận ra là, để duy trì một cuộc hôn nhân hạnh phúc, không nhất thiết lúc nào cũng phải tuân thủ theo theo những quan niệm mà số đông xã hội cho là đúng. Mỗi cặp vợ chồng nên tìm cho mình cách riêng để giải quyết những điều vụn vặt trong cuộc sống gia đình, có thể cách làm đó “trái với lẽ thường”, miễn là gia đình được hạnh phúc.