Việt Nam đánh giá là nước nông nghiệp; ngành chăn nuôi ở các vùng nông thôn luôn được chú trọng, được xem là nghề
quan trọng và giải quyết việc làm cho người dân. Chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường càng trở nên cần thiết và cấp bách.Nếu như người dân đô thị phải đối diện với tình trạng tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, khói bụi... thì người dân vùng nông thôn lại phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải từ chăn nuôi.

Mô hình đệm lót sinh học

Thời gian gần đây, ngành chăn nuôi được xem là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân ở tỉnh ta, góp phần vào sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương.Mặt trái của nó chính là số luợng đàn gia súc gia tăng và mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đã dấy lên tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải xả ra môi trường đang ở chiều hướng báo động.Nhiều các trang trại hiện hữu xen kẽ trong các khu dân cư, quỹ đất nhỏ hẹp của các khu này không thể đủ diện tích xây dựng các hệ thống bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép, không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, tác động tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt của người dân xung quanh. Đó là đối với các hộ dân nuôi nhỏ lẻ và không có diện tích để đầu tư xử lý. Còn đối với các trang trại chăn nuôi tập trung và các hộ chăn nuôi quy mô lớn đang hoạt động, nhiều hộ đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng hệ thống hầm biogas, qua lắng lọc sau đó thải ra môi trường, chất thải chăn nuôi được xử lý bằng đệm lót sinh học.

Những khu dân cư hay những nơi có diện tích khiêm tốn thì đệm lót sinh học được xem là cách hiệu quả nhất để xử lý mùi hôi. Còn đối với sử dụng hầm biogas thì cần diện tích lớn và nếu số lượng ngày càng tăng thì sẽ khó khăn trong việc đảm bảo môi trường được trong sạch, nước thải sau xử lý vẫn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là khi các cơ sở không tuân thủ quy trình sản xuất, quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải. Thực tế cho thấy rằng, công nghệ hầm biogas không thể triệt để được tình trạng ô nhiễm vì số lượng chất thải trong chăn nuôi ngày càng nhiều gây ứ đọng và ghẹt hầm; các biện pháp hỗ trợ sau biogas lại cần có diện tích đất để xây dựng các ao hồ sinh học, vườn cây nhằm tận dụng nước thải làm nước tưới nên việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của chủ chăn nuôi. Vì thế các chủ trang trại chăn nuôi đều hơi ngán ngẩm trong công tác xử lý chất thải và xử lý nước thải trong chăn nuôi.
Tìm hiểu thêm về xử lý nước thải: Vui lòng Click tại đây

Theo lời kể Nguyễn Duy Nho – người dân ở khu Đồng Hẹ, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn hiện đang có trang trại nuôi khoảng 4.000 con lợn. Tuy ở khu vực miền núi, diện tích đất rộng rãi nhưng xử lý chất thải cho đàn lợn cũng là việc làm khiến ông khá đau đầu. Hiện nay ông đang đầu tư các đệm lót sinh học và nghiên cứu để lắp đặt hệ thống xử lý chất thải thành phân vi sinh. Ông Nho cho biết thêm: “Nếu chăn nuôi số lượng lớn thì chất thải xử lý sẽ có chỗ bán, nhu cầu mua phân bón của các hộ trồng rừng, trồng chè trong vùng khá lớn. Không chỉ ở trong tỉnh mà ngay ở các huyện lân cận hoặc Yên Bái, Sơn La cũng có người tìm đến và đặt mua phân chuồng của tôi”.

Tổng số trang trại hiện có trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí mới năm 2014 là 87 trang trại, 10 doanh nghiệp có chăn nuôi, 2.047 gia trại chăn nuôi lợn và 128 gia trại chăn nuôi gia cầm.Các trang trại tập trung chủ yếu ở các huyện: Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Đoan Hùng, Yên Lập, thị xã Phú Thọ. Không kể các trang trại, quy mô các gia trại chỉ ở mức độ vừa và nhỏ nuôi khoảng vài chục đến hơn 100 con lợn, vài trăm đến trên 1.000 con gà. Do đó, việc đầu tư để xây dựng hệ thống xử lý chất thải khá tốn kém.

Để hạn chế ô nhiễm cho môi trường tế hiện nay, các trang trại, gia trại nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đều xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Các hậu quả lâu dài như ô nhiễm không khí, ô nhiễm các tầng nước ngầm do lượng nước thải hiện nay thì lại chưa có cách xử lý triệt để.Vì thế viêc xử lý khí thải trong chăn nuôi rất cần thiết và cấp bách trong thời gian này.
Tìm hiểu thêm về xử lý chất thải: Vui lòng Click tại đây

Để đưa nền chăn nuôi nước ta theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững, xóa dần hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ thì viêc xử lý chất thải và xử lý nước thải trong chăn nuôi hiện nay đang là vấn đề quan trọng và gây rất nhiều khó khăn.Để giải quyết bài toán này, ngành nông nghiệp và lãnh đạo tỉnh cần xem xét, khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi quy mô lớn đầu tư vào các công nghệ mới, tiên tiến; quy hoạch, xây dựng vùng chăn nuôi tập trung cách xa khu dân cư theo hình thức vùng sản xuất nông nghiệp cận đô thị vệ tinh; kiên quyết không cấp phép đầu tư, xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp, trang trại không đảm bảo các giải pháp xử lý môi trường..