Việc mong muốn trẻ biết đi sớm là tâm lý hầu như của tất cả các bậc cha mẹ, nhưng họ thường không chú ý đến việc giúp bé biết đi sớm chính vì thế rất dễ làm trẻ bị chân vòng kiềng và phần nào đó cũng có ảnh hưởng tới cột sống của trẻ nếu chúng ta hướng dẫn trẻ đi sớm không đúng cách.

Dạy trẻ bò

- Việc trẻ bò lê thường xuyên sẽ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe dẻo dai, giúp cơ đùi phát triển thuận lợi cho việc trẻ tập đi sau này. Chính vì thế bạn nên khuyến khích trẻ tập đi trên các thảm hoặc trên đệm cứng.

Cho trẻ tập ngồi trong cũi

- Cần rèn luyện các bắp thịt cho trẻ bằng việc ngồi trong cũi. Khi trẻ chơi đùa trong cũi bạn có thể dùng tay nhấc nhẹ trẻ ngồi dậy rồi từ từ đứng lên, làm động tác này nhiều lần sẽ có tác dụng luyện tập các bắp thịt cho trẻ. Nhưng lưu ý không nên dùng quá nhiều sức để kéo tay trẻ lên vì việc đó rất dễ có thể gây trật khớp ở trẻ.

Tập cho trẻ đạp chân

- Dùng hai tay xách vào nách trẻ sau đó cho trẻ đứng dậy thực hiện các động tác co chân, đạp chân nhiều lần. Việc này có thể kích thích xương chân cho trẻ giúp chân trẻ có thể dài ra và rất có ích cho việc trẻ tập đi.

Khuyến khích trẻ leo trèo bám vịn

- Trước khi trẻ biết đứng bạn nên khuyến khích trẻ chơi với những chỗ cao hơn trẻ như ghế sofa…khích lệ trẻ leo, với lên đó. Việc này có thể giúp cho trẻ quen dần với việc tập đứng và biết đi dễ dàng hơn.

Luyện cho bé tự đứng

- Khi trẻ tập đứng việc trẻ sợ nhất là bỏ hai tay ra khỏi nơi bám, chính vì thế bạn nên cho trẻ chơi với các đồ chơi như quả bóng, những vật giúp trẻ không có chỗ bám và để trẻ bất giác cầm đồ chơi bằng cả hai tay, dần dần trẻ sẽ tự có thể đứng vững được.

- Những khi bạn mặc quần áo, nên để cho bé được giữ trong tư thế đứng. Đứng nhiều sẽ giúp vùng cơ, xương chân của bé thêm rắn khỏe. Điều này là tiền đề tốt trong quá trình tập đi của bé.

Dìu bé đi

- Bạn có thể dìu cho trẻ đi hoặc bám vào các thành giướng, ghế sofa, tường…rồi đi từng bước nhỏ. Bạn cũng có thể đứng đằng sau giữ trẻ giúp trẻ đi từng bước và dần dần bỏ tay ra khỏi người trẻ, trẻ sẽ tự đi được. Ngoài ra khi dạy trẻ đi bạn nên khen khích lệ trẻ để khi đó trẻ có hứng thú hơn. Dìu bé đi là bước cơ bản giúp trẻ nhanh biết đi.

Ngồi trước mặt trẻ giúp trẻ tập đi

- Khi trẻ có thể đi khi có vật vịn thì bạn nên ngồi trước mặt trẻ giữ nhẹ để trẻ tập đi tiến tới bạn và dần dần bạn nên tăng dần khoảng cách xa hơn rồi bỏ hai hai tay ra khỏi người trẻ. Dần dần trẻ sẽ không cần vật bám để đi và không còn sợ khi bỏ hai tay ra nữa.

Hạn chế bế trẻ để tránh trẻ phụ thuộc vào người lớn

- Bạn nên hạn chế bế trẻ mà nên khuyến khích trẻ chơi đùa một cách tự do để trẻ có thể tự tìm tòi, khám phá. Ngoài ra bạn nên lưu ý không nên cho trẻ chơi nhưng đồ chơi nguy hiểm và tạo cho trẻ một không gian chơi đùa tự do, an toàn.

Cổ vũ, khích lệ trẻ khi trẻ tập đi

- Khi trẻ tập đi việc bị ngã là không thể tránh khỏi, những không phải vì thế mà bạn quá lo lắng mà không cho trẻ tập đi. Bạn nên cổ vũ, khích lệ trẻ tập đi và giúp cho trẻ có cảm giác luôn được an toàn.

Đặt đồ vật ngoài tầm với của bé

- Từ 6–10 tháng tuổi, bé sẽ tập bò khi bé bắt đầu rướn người hoặc ngồi lên để lấy được món đồ chơi mà bé yêu thích. Hãy tận dụng điều này và bắt đầu đặt các món đồ mà bé mê ở xa tầm với của bé hơn một chút để khuyến khích bé di chuyển nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên bắt đầu dọn dẹp nhà gọn gàng khi bé bắt đầu biết di chuyển xung quanh.

Hỗ trợ bé tập đi

- Bạn có thể đỡ bé đi hoặc cho bé vịn tay vào bàn, vào ghế để bắt đầu quá trình học đi. Bạn có thể chọn vị trí ở phía sau để đỡ bé, rồi từ từ thả tay ra khi bé đã tự đi được những bước nhỏ… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khuyến khích bé đi bằng cách đưa ra một đồ vật trước mặt và đỡ tay để bé nhấc chân về phía trước mới lấy được đồ vật này.

Giúp bé lên, xuống cầu thang

- Ngay khi bé đã ngồi vững, bạn có thể chuẩn bị tinh thần cho bé leo cầu thang. Nhiều bé thích bò lên cầu thang thay vì bước từng bước một. Cứ để cho bé được tự do khám phá cầu thang, bạn nên ở bên cạnh để trông chừng, đảm bảo bé luôn an toàn là được.

Không nên cho bé dùng xe tập đi

- Xe tập đi không cần thiết hoặc thậm chí còn bất lợi cho quá trình tập đi của bé. Một chiếc xe tập đi sẽ khiến bé yêu gặp khó khăn trong việc bước đi do loại xe này sẽ chèn ép phần hông và phần thân trên của bé.

- Ngoài ra, xe tập đi còn có thể gây nguy hiểm do khi bé ngồi trong đó, bé có thể sẽ lăn vào những nơi như bếp nóng, bồn nước hoặc bé sẽ ngã xuống cầu thang trong khi đang ngồi trong xe. Ngoài ra, với chiếc xe này, bé yêu cũng dễ với tới những đồ vật nguy hiểm trong nhà như các loại dụng cụ vệ sinh trong nhà.

Chế độ dinh dưỡng

- Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố rất là quan trọng. Bạn nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm bổ sung canxi để có thể phát triển cơ xương khỏe mạnh hơn.