CHƯƠNG TRÌNH HỌC ĐÀN PIANO CĂN BẢN

Tư thế ngồi vào đàn:
  • Ngồi thẳng lưng, mặt đối diện ngay giữa đàn. Đặt chân chạm trên sàn nhà, nếu chân không thể đụng tới sàn thì phải kê thêm ghế nhỏ để chân.
  • Ngồi với độ cao vừa đủ để bàn tay chạm vào phím đàn dễ dàng, nếu ghế có thể tăng lên cao hoặc hạ xuống thấp được thì càng tốt.
  • Tay để tự nhiên lên phím, các ngón cong tròn, không được gồng cứng.



Làm quen với cây đàn piano:
  • Giới thiệu về cây đàn piano (cấu tạo đàn, bàn phím, tên nốt nhạc trên bàn phím, vị trí nốt trên khuông nhạc).
  • Học tên các nốt nhạc trên phím đàn, sau đó tập luyện ngón với 5 nốt cơ bản Đô, Rê, Mi, Fa, Sol trên 5 ngón tay bằng tay phải và tay trái.
  • Sau đó, tập luyện ngón mở rộng đối với tất cả các nốt nhạc trên phím đàn bằng hai tay.
  • Tập đánh những bản nhạc bằng hai tay trên 2 khóa nhạc khác nhau với nguyên tắc là bè trên của khóa Sol dành cho tay phải và bè dưới của khóa Fa dánh cho tay trái; hai tay đánh độc lập với nhau.
  • Học thêm về quãng và cung để tập đánh những bản nhạc có chứa dấu hóa đối với những phím đen.



Thực hành những bản nhạc trên đàn Piano:
  • Tập đánh thật chậm những bản nhạc với tay phải riêng, tay trái riêng; sau đó mới ghép hai tay chung rồi bắt đầu đánh nhanh dần tùy theo yêu cầu về cách diễn đạt của bản nhạc.
  • Tập đánh những bản nhạc theo trình độ từ dễ tới khó, từ những bài ngắn tới những bài dài.



Quy ước về vị trí và số của ngón tay cho cả tay phải và tay trái:
  • Ngón cái là ngón số 1.
  • Ngón trỏ là ngón số 2.
  • Ngón giữa là ngón số 3.
  • Ngón áp út là ngón số 4.
  • Ngón út là ngón số 5.



Lưu ý: trong suốt quá trình tập luyện với đàn organ điện tử, cần phải biết thêm về phần nhạc lý từ căn bản đến nâng cao để từ đó học viên có thể nắm vững, hiểu được và vận dụng vào nó để có thể đánh được những bản nhạc.

Cảm ơn quý khách đã ghé thăm website hoc dan hcm của chúng tôi. Để học đàn vui lòng liên hệ số dt: 0988993034

[b]