Lướt net trên “dế” đã trở thành nhu cầu “cơm ăn, nước uống” hàng ngày của nhiều khách hàng di động. Thế nhưng, việc làm sao lựa chọn gói cước 3G vinaphone để vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể thoải mái đọc báo, vào facebook hay nghe nhạc online thì không phải người dùng nào cũng biết…
Cứ mỗi lần nhận được hóa đơn cước di động hàng tháng của bốn thành viên trong gia đình, chị Linh lại không khỏi giật mình. Chỉ riêng tiền dành cho việc sử dụng 3G đã tiêu tốn ngót nghét tới vài trăm ngàn đồng/người, đấy còn chưa kể cước điện thoại, nhắn tin nữa chứ.

Thôi thì hóa đơn cước của anh Hải chồng chị, bởi đặc thù công việc của anh là thường xuyên phải đi ra ngoài, trong khi luôn cần trao đổi, giao dịch thông tin qua email nên nếu có phải chi trả hàng tháng thêm vài trăm ngàn đồng cước 3G đều là phục vụ công việc. Còn chị, ừ thì cũng thường xuyên phải vào mạng, kiểm tra thông tin, nhận gửi email, nhưng rất ít khi chị tải nội dung xuống chiếc smartphone, sao vẫn tiêu tốn nhiều vậy nhỉ?
Ấy vậy mà vẫn còn chưa bằng hai cậu con trai, một vẫn đang là sinh viên, một là học sinh trung học. Ở nhà đã có kết nối wifi, cần tài liệu gì thì sử dụng trên máy tính, vậy mà chả hiểu sao, hai chiếc smartphone của hai cậu ấm cũng tốn đáng kể chi phí data. Cứ tình trạng thế này, trong thời điểm đắt đỏ hiện nay, còn phải lo một loạt các chi phí sinh hoạt khác như tiền điện, nước… thì tính sao đây?

Đem nỗi lo lắng thổ lộ với một người bạn làm trong lĩnh vực viễn thông, và nhận được một bài “giáo huấn” khá dài, chị Linh với vỡ lẽ, hóa ra, từ trước tới giờ, hầu hết các thành viên trong gia đình chị đều đang chưa biết sử dụng dịch vụ data hợp lý. Từ việc lựa chọn gói cước theo nhu cầu cho tới cách dùng hàng ngày nữa chứ.

Hiện giờ, trong gia đình chị Linh chỉ có anh Hải là đang lựa chọn dịch vụ hợp lý nhất. Do giao dịch bằng điện thoại nhiều, mức cước hàng tháng từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng, anh sử dụng gói cước trả sau của VinaPhone, cùng với đó, anh đăng ký sử dụng gói cước Max200, phải trả 200 ngàn đồng/tháng nhưng anh Hải hoàn toàn quản lý được cước data của mình. Với dung lượng 3GB miễn phí của gói cước, anh Hải khá hài lòng với nhà mạng mỗi lần phải check mail, hay down/load dữ liệu phục vụ công việc.

Còn hai cậu con trai, lý do của việc tiêu tốn dữ liệu hóa ra là bởi thường “tranh thủ” chơi game trên điện thoại. Cơn ghiền này đã khiến hai cậu ấm vốn sử dụng gói cước data dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu lại không quản lý được dung lượng thành ra ngốn chi phí đáng kể. Vậy thì tại sao lại không lựa chọn gói cước dành cho học sinh, sinh viên nhỉ.

Gói cước Maxs dành cho Học sinh - Sinh viên của VinaPhone chỉ với 50 ngàn đồng/tháng, có dung lượng miễn phí 600MB/tháng, nhưng từ ngày 1/6/2015 vừa qua, VinaPhone đã tăng lưu lượng miễn phí ở tốc độ cao 3G trong gói Maxs từ 600MB/tháng lên 2GB/tháng với mức giá cước không đổi, vậy là có thể lướt net khá thoải mái rồi. Còn nhu cầu chơi game thì cần phải hạn chế bớt, chứ không thể tùy hứng như hiện nay. Như thế, với mức “quota” 50 ngàn đồng/tháng để dùng data mà chị dành cho hai cậu ấm cũng có vẻ đã ổn.

Còn với bản thân mình, tìm hiểu mới thấy, vì cứ nghĩ công việc dù cũng cần phải nhận, gửi email nhưng không phải thường xuyên, nên chọn gói cước dùng bao nhiêu tải bấy nhiêu. Mà chị còn cẩn thận tắt 3G mỗi khi không có nhu cầu, thế nhưng mỗi lần tìm được những bộ phim tâm lý hay để thưởng thức tới vài giờ đồng hồ, thế là quên béng việc quản lý dung lượng, nên thành ra tháng nào cũng lên tới 400-500 ngàn đồng.

Chị quyết định đăng ký gói cước Max100 có giá 100 ngàn đồng/tháng, với dung lượng miễn phí sử dụng ở tốc độ tối đa là 1,2GB, sau khi sử dụng hết dung lượng miễn phí ở tốc độ tối đa, tốc độ truy cập sẽ là tốc độ bình thường. Với đặc thù công việc của chị, đây hoàn toàn là gói cước đáp ứng tốt. Còn với niềm đam mê với phim, chị Linh đã nghiên cứu và phát hiện ra, mạng VinaPhone có dịch vụ xem phim trực tuyến vFilm, chỉ cần bỏ ra 10.000đ/tuần (nhà mạng miễn phí cước thuê bao 01 ngày cho thuê bao đăng ký dịch vụ lần đầu tiên) là chị đã có thể thỏa cơn ghiền với một “kho” những bộ phim mới nhất, hấp dẫn nhất của điện ảnh trong nước và quốc tế.

Còn nếu không đăng ký gói, chị Linh cũng có thể chọn những bộ phim lẻ với chi phí 1.000 đồng - 15.000 đồng/nội dung mà không lo cước data vì đã được miễn khi truy cập wapsite dịch vụ.

Quyết định chuyển đổi gói cước 3G cho cả nhà bắt đầu từ tháng 5, mới chỉ qua một tháng nộp cước, chị Linh đã thấy chi phí di động dành cho 4 thành viên trong gia đình giảm hẳn so với trước. Đã vậy, chị cùng các thành viên trong gia đình lại còn biết thêm khá nhiều dịch vụ gia tăng tiện ích mà nhà mạng đang cung cấp nữa chứ.