Tỷ lệ thoát (bounce rate) là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm Google. Bạn có thể theo dõi thông số này trên Analytics. Tuy nhiên nhiều bạn sẽ vẫn còn thắc mắc không biết tỷ lệ thoát có ảnh hưởng đến như thế nào tới website, trong bài này ANZ sẽ giúp bạn tìm hiểu về tỷ lệ thoát (bounce rate) và những ảnh hưởng đến website cũng như cách khắc phục khi tỷ lệ thoát trên website quá cao nhé!



Tỷ lệ thoát (bounce rate) là gì?
“Bounce rate ”, theo định nghĩa, đó là một người truy cập đến trang web của bạn, xem một trang, và ngay lập tức thoát ra.
Theo định nghĩa đó, tỷ lệ thoát được tính bằng = Tổng số lần truy cập chỉ xem 1 trang / Tổng số truy cập vào trang web của bạn
Trong công cụ thống kê lượt truy cập Google Analytic thì chỉ số Bounce Rate là tỷ lệ % số lượt truy cập vào website của bạn hoặc từ trang web khác tới website mình và rời bỏ website khi mà không xem thêm bất cứ một trang nội dung nào khác. Và có nghĩa là tỉ lệ người truy cập không tìm thấy thông tin nội dung hữu ích mà người ta cần tìm trên website của bạn

Tỷ lệ thoát (bounce rate) ảnh hưởng đến website như thế nào?
Bounce Rate là thước đo để nói lên chất lượng của một website. Một website có tỉ lệ Bounce Rate thấp,chứng tỏ website đó là hữu ích với đa số khách truy cập.
Có thể kết luận rằng Bounce Rate là thước đo để nói lên điểm chất lượng, độ uy tín của một website trong mắt Google. Một website có tỉ lệ thoát Bounce Rate thấp (khoảng 20%), chứng tỏ website đó là hữu ích, điều hướng tốt và cung cấp chuẩn các nội dung với đa số khách truy cập.
Và vì vậy, các nhà quảng cáo, tài trợ thường chọn những website có tỉ lệ Bounce Rate thấp để thực hiện những chiến dịch quảng cáo của mình vì nó sẽ hiệu quả hơn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm một nguồn thu nhập từ việc cho phép quảng cáo trên site của mình một cách thụ động.
Nguyên nhân khiến tỷ lệ thoát (bounce rate) tăng cao
– Nội dung trang web bạn không tốt, bài viết kém chất lượng không thu hút và giữa chân người đọc.
– Đó là cách trình bày trang web bạn , và tốc độ truy cập web lâu trên 30s.
– Danh mục chính trên web của bạn không hướng đến người dùng .
– Vấn đề kỹ thuật web bạn web bạn phải chạy tốt trên mọi trình duyệt web .
– Lựa chọn từ khóa nên hướng đến người dùng chưa phù hợp .
– Ad copy là những mẫu quảng cáo chưa tốt người dùng truy cập vào rùi thoát ngay .
– Title và description: Nhưng phần title và description hiển thị màng tính chung chung hoặc không diễn giải đúng nội dung trang đích sẻ khiến website của bạn mất đi niềm tin từ người đọc.
– Ranking không đúng từ khóa: Google rất thông minh, nhưng vẫn chưa thông minh đến độ phân biệt các từ gần nghĩa giống nhau
– Xây dựng backlink không hiệu quả đó là xây dựng một lượng lớn backlink với những anchor text chẳng liên quan gì đến website của bạn cả .

Cách giảm tỷ lệ thoát (bounce rate)
Bước 1: Xem nội dung chính giữa trang (Đây chính là thông tin mà họ cần). Nếu họ không tìm được thứ họ cần họ sẽ chuyển sang bước 2
Bước 2 : Quan sát bố cục website, menu chính ->menu trái -> menu phải (Xem trang web có gì để họ quan tâm hơn không)
Bước 3 : Đánh giá về cách bố trí màu sắc và bố cục menu của website có thực sự dễ nhìn (Yếu tố này quyết định KH có nên lưu lại và chuyển sang các trang con khác hay không)
Bước 4 : Kiên trì đọc lại nội dung ở giữa trang xem có thể có thông tin mà mình cần
Cuối cùng : Tôi sẽ thoát khỏi trang web đó nếu tôi không tìm được thông tin mà tôi cần.
Thực ra đây chỉ là 1 hành vi phổ biến của 1 khách hàng khi viếng thăm 1 trang web thế nên tôi khuyên bạn rằng bạn nên xây dựng website của mình theo những tiêu chí sau đây để sao cho tỉ lệ thoát của bạn sẽ thấp nhất có thể :
– Bố cục trang web dễ nhìn
– Phối màu hợp lý, đơn giản mà hiệu quả
– Bài viết nên có những liên kết có ích chứ không quá chú trọng tới thủ thuật. Ví dụ : Thay vì “Kiến thức về seo website “ thì bạn có thể thay thế nó bằng “Bạn có thể tìm hiểu thêm kiến thức Seo website tại đây ”
– Nội dung ngắn gọn dễ hiểu, trình bày dễ nhìn, có những điểm nổi bật, điểm nhấn bằng thẻ in đậm hay thẻ in nghiêng. Hãy đầu tư về mặt nội dung (Nội dung là Vua) cho thật tốt, thật hay và liên quan đến những gì mà khách truy cập tìm kiếm đến. Và nên sử dụng các từ khoá một cách hiệu quả bằng cách thực hiện một số nghiên cứu để xem những từ khóa nào thật sự đem đến traffic cho website của bạn.
– Tạo ra các bài viết liên quan, tagging các từ khóa thích hợp, điều này có công dụng rất lớn trong việc cung cấp một danh sách các bài viết bổ sung có liên quan đến chủ đề bài viết hiện tại của bạn nhằm điều hướng người dùng biết đến các bài khác. Ví dụ như khi giới thiệu dịch vụ Thiết kế website du lịch bạn có thể tạo những bài viết lien quan như: thiết kế website du lịch cần chú ý những gì?...

Với những chia sẻ trên chắc chắn tỷ lệ thoát của website bạn sẽ ở mức an toàn. Trung bình tỷ lệ thoát (bounce rate) từ 20% – 60% là hợp lý. Hãy xây dựng nội dung và cân đối các thông số trên website để giữ chân khách hàng hiệu quả nhé.


Từ khóa liên quan:
• tỷ lệ thoát bounce rate
• bounce rate là gì
• bounce rate bao nhiêu là tốt
• tỷ lệ thoát của website
• tỷ lệ thoát là gì
• tỷ lệ thoát ảnh hưởng như thế nào tới website

Nguồn: Tỷ lệ thoát (bounce rate) và những ảnh hưởng đến website