Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Sep 2014
    Bài viết
    0

    Biết 10 từ này để đi du lịch Hà Nội (hoặc Sài Gòn) dễ dàng hơn

    Cùng xem thử để không phải "đỏ mặt" nếu hiểu sai nhé. 1. "Buồn" có nghĩa là "Nhột" Nếu người Hà Nội mà bị cù lét, thể nào họ cũng la lên “Này, buồn đấy!”. Liệu có mấy ai người Sài Gòn hiểu được câu đó có nghĩa là “Thôi, nhột lắm!”. 2. "Bim Bim" có nghĩa là "Bánh snack"
    Hà Nội, cả người lớn hay trẻ con đều gọi món bánh snack là bim bim. Trẻ con Hà Nội hay í ới mời nhau “Ăn bimbim không cậu?” nghe rất dễ thương, còn Sài Gòn chỉ gọi đơn giản là bánh snack mà thôi. 3. "Đóng bỉm" có nghĩa là "quấn tã"
    Nếu ai có người thân nuôi con nhỏ là người Hà Nội, họ sẽ biết ngay sự khác nhau giữa ‘bỉm’‘tã’. Bỉm là loại tã lót đóng sẵn có keo dán, còn tã đối với họ là những miếng vải xô mút hút nước. Nếu bạn là người Sài Gòn, hỏi một người Hà Nội ‘đóng bỉm’ là gì, thể nào họ cũng cười và bảo: “Bĩm bĩm cái gì? Là ‘đóng bỉm’ mới đúng.” 4. "Củ sắn" có nghĩa là "khoai mì"
    Với người Hà Nội, củ sắn chính là khoai mì của Sài Gòn, còn củ sắn của người Sài Gòn thì lại gọi là củ đậu trong tiếng Hà Nội. 5. "Mãng cầu" trong Sài Gòn là quả "na" của Hà Nội
    Người Hà Nội khi vào Sài Gòn rất dễ nhầm quả mãng cầu và mãng cầu xiêm. Nếu là người mới vào Nam, chắc chắn khi nghe đến mãng cầu, người ta sẽ nghĩ ngay đến loại quả chua chua màu xanh là quả mãng cầu xiêm. 6. Quả "mận" có nghĩa là quả "roi".
    Hà Nội, quả mận thuộc họ đào, nhỏ, tròn và chua, ăn chấm muối ớt và chỉ có vào mùa hè. Khi vào Sài Gòn, họ nghe quả mận, mà lại ngọt ngọt, hình tam giác thì không ai tưởng tượng ra được quả gì đâu. Vì quả đó họ gọi là quả... roi cơ. 7. Cái "dĩa", người Hà Nội gọi là cái "đĩa"
    Trên bàn ăn, người Hà Nội có hai loại với vần giống nhau là cái "đĩa" và cái "dĩa", tương tự trong tiếng Sài Gòn, hai vật đó là cái "dĩa" và cái "nĩa". Cho nên khi người Hà Nội vào, hỏi xin cái "dĩa" với mục đích để xiên mứt ăn, sẽ thấy chủ nhà bưng ra cả cái "đĩa" to bự mà không hiểu vì sao. 8. Cái "chén" và cái "bát"
    Hiểu đơn giản thế này, người Hà Nội hiểu "chén’" là cái ly nhỏ uống trà bằng sứ, người Sài Gòn hiểu "chén" là bát. Vậy nếu người Hà Nội muốn uống trà bằng chén, người Sài Gòn sẽ ngay lập tức bưng ra một bát trà cho xem. 9. Quả "táo" và quả "bom"
    Người Sài Gòn gọi đây là quả "bom", trong khi tên chuẩn Hà Nội của nó là quả táo. 10. Muỗng và thìa
    Người Sài Gòn gọi đây là cái muỗng, nhưng với người Hà Nội, đó là cái thìa.
    (nguồn: Yan)

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2014
    Bài viết
    0
    hôm nọ bạn tới nhà chơi, tui mở tủ lạnh ra hỏi: "bạn muốn ăn j?", bạn đáp: "tớ muốn ăn roi". Tui trợn mắt nhìn cây roi treo trên tường rồi nhìn bạn, bạn ngơ ngác nhìn theo rồi hỏi lại tui: "cậu nhìn j thế?". Tui lại nhìn tủ lạnh lấy trái bưởi Năm Roi ra hì hục gọt cho bạn ăn, giờ đọc bài này mới biết mình đã phí công gọt bưởi vô ích rồi. Nếu bạn đọc được bài này sẽ không trách tui lấy nhầm trái cây mời bạn chứ

  3. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2014
    Bài viết
    0
    cái phanh xe - thắng xe
    hoa - bông
    lợn - heo
    quýt - tắc
    .......

  4. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2014
    Bài viết
    0
    Uống bia Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2014
    Bài viết
    0
    Uống bia Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •