Dù đẹp nhưng có một số hiện tượng vô cùng nguy hiểm...
1. Thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ hay sự "nở hoa" của tảo là cách gọi để chỉ hiện tượng bùng nổ về số lượng của tảo biển. Sự "nở hoa" của tảo có khi làm nước biển màu đỏ, có khi màu xanh, màu xám hoặc như màu cám gạo...
Hiện tượng "nở hoa" thường đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng oxy trong nước, và đó chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên và nuôi trồng.
Các nhóm tảo đơn bào hai roi (dinoflagellates) sẽ sinh ra những đợt thủy triều đỏ. Chúng mang độc tố bao gồm chuỗi mắt xích dài gồm 6 mạch vòng móc nối với nhau liên tiếp, tạo thành những hợp chất cao phân tử. Điều này làm thay đổi các dòng hải lưu như thay đổi nhiệt độ, trạng thái của môi trường.
Ở Việt Nam, một số vùng biển cũng đã diễn ra hiện tượng này như Ninh Thuận, Phan Thiết, Cát Bà...
2. Lũ bọt biển
Theo các nhà khoa học, lũ bọt biển xuất hiện khi nước mặn tương tác với các sản phẩm phân hủy của sinh vật sống dưới nước. Gió mạnh kéo theo chất thải, sinh vật phù du, cá chết, cây nổi và trở thành bọt rồi theo những con sóng trôi dạt vào các bờ biển.
Hiện tượng này có thể khiến cho cả một khu vực bãi biển rộng lớn biến thành bồn tắm đầy bọt xà phòng chỉ trong vài phút và có thể diễn ra 3-5 lần một năm.
3. Mây Mammatus
Mammatus, còn gọi là đám mây vú, mây vảy rồng là một thuật ngữ khí tượng học khi nói về những đám mây hình cầu treo thành từng lớp dày phía dưới một đám mây khác.
Mammatus là dấu hiệu của những cơn mưa, bão lớn khi gặp dòng đối lưu di chuyển. Những “cụm bọt nước” chính là hình ảnh của một lượng lớn hơi nước trong không khí bị ngưng tụ lại.
4. Cầu vồng lửa
Cầu vồng lửa là một trong những hiện tượng hiếm gặp nhất trong tự nhiên, chỉ xảy ra khi Mặt trời lên cao, cho phép ánh nắng xuyên qua các đám mây li ti với hàm lượng tinh thể nước đá lớn.
Khi ánh sáng xuyên thẳng đứng qua những đám mây xoắn có tinh thể băng dày 6 cạnh từ trên xuống dưới, nó bị khúc xạ, giống như thể ánh sáng đi qua một lăng kính. Và khi các tinh thể băng xoắn xếp thành hàng hợp lý, toàn bộ đám mây sẽ tỏa ra một quang phổ màu trông giống như một đám lửa tuyệt đẹp.
5. Nấm “bật đèn xanh”
Nấm phát quang, đôi khi cũng được gọi là “lửa cổ tích” là hiện tượng phát quang sinh học được tạo ra bởi một số loài nấm có trong gỗ mục nát.
Ánh sáng màu hơi xanh xanh của nó là do luciferase - một nhóm enzyme oxy hóa và phát ra ánh sáng khi nó phản ứng với luciferin.
Mặc dù chưa được giải thích một cách rõ ràng, nhưng hiện tượng phát sáng được cho là có ý nghĩa để thu hút côn trùng, phát tán bào tử hoặc đơn giản chỉ là một hành động cảnh báo cho động vật có ý định bén mảng.