Các tiêu chí đánh giá trong bài viết này: Giao diện người dùng và thiết kế, hiệu năng, Google Now, hệ thống thông báo, màn hình chính, camera và Gallery, bàn phím, các tính năng khác...
Android 4.1 Jelly Bean chính là phiên bản mới nhất cho hệ điều hành Android của Google và sẽ xuất hiện trên một vài thiết bị cao cấp sau tháng này. Không giống với phiên bản trước, Android 4.1 Jelly Bean nghiêng về việc trau chuốt và hoàn thiện tính năng hơn là tạo nên một cuộc cách mạng.
Kế thừa những tính năng ưu tú của hệ điều hành Android 4.0, những thay đổi tinh tế nhưng chưa thực sự xuất sắc lắm vẫn đã làm cho Jelly Bean có cảm giác mạnh mẽ, trưởng thành và mượt mà hơn. Sự phát triển của Android ban đầu gần giống như sự phát triển bộ vi xử lý của Intel: đó là “tick” với sự thay đổi mô hình giao diện người dùng chính nhằm làm thay đổi ấn tượng về thiết bị Android, sau đó là “tock” với sự tối ưu hoá những tiến trình sản xuất trước đó.

Liệu việc tích hợp tiếng “tock” ở phiên bản 4.0 lên hệ điều hành Android 4.1 có đủ sức thuyết phục người dùng chuyển sang sử dụng thiết bị Nexus? Mời bạn đọc GenK hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài đánh giá dưới đây.
<span style="font-family: 'Arial'">Video chạy Android 4.1.
1. Giao diện người dùng và thiết kế

Jelly Bean thực sự đã không làm Google phải “mất mặt”. Giao diện Jelly Bean vẫn giữ được những nét chính của hai phiên bản nền tảng Honeycomb và Ice Cream Sandwich mặc dù sắc xanh đèn neon của hệ điều hành có bị giảm đi đôi chút. Vùng thông báo hiện nay đã được thay bằng phông viền trắng. Với phông nền màu đen chủ đạo điểm xuyết những cửa sổ ứng dụng hoặc các dòng đường kẻ màu xanh, Jelly Bean mang trong mình dáng dấp hiện đại hơn hẳn các phiên bản khác.
Phông chữ mặc định của Android là Roboto cũng đã được điều chỉnh dễ nhìn hơn và không gây cảm giác rối mắt cho người dùng. Thiết kế của Android có thể nói đã được đầu tư một cách nghiêm túc. Menu chia sẻ (Share) được thiết kế lại và sẽ hiển thị khác nhau tùy theo ứng dụng bạn đang chạy. Những hộp thoại nhìn rõ và gọn hơn. Chẳng hạn, hộp thoại pop-up khi chạy các ứng dụng mặc định giờ chỉ còn hai thiếp lập là “Always” và “Just One”.
Jelly Bean cũng được thêm vào những bổ sung tinh tế khác từ phiên bản Android 4.0 bao gồm nhiều hình ảnh động trong đó có một chức năng để khởi chạy và đóng ứng dụng được bật lên từ vị trí người dùng chạm tay vào. Ví dụ nhấn vào một biểu tượng trên màn hình bên trái phía dưới dẫn đến việc ứng dụng sẽ mở ra từ góc đó, và khi lựa chọn một trình đơn đa nhiệm thì hình thu nhỏ cũng tăng từ vị trí “chạm” để đưa lên màn hình trước khi đi vào các ứng dụng trực tiếp.
Hiệu năng

Trải nghiệm thực tế trên Jelly Bean mới thấy sự khác biệt rõ rệt so với phiên bản Android 4.0. Công đầu là nhờ vào một dự án đổi mới giao diện mà Googe gọi tên là “Project Butter”.
Về mặt kỹ thuật, việc tích hợp “Project Butter” đem đến vài cải tiến dành cho Jelly Bean. Trước tiên là VSync thiết lập tốc độ khung hình cho toàn bộ hệ điều hành với 60 khung hình mỗi giây. Điều này giúp tăng tốc độ cũng như độ nhạy khi người dùng tương tác với thiết bị. Thứ hai, "Triple Buffering" có nghĩa là CPU, GPU, và tương tác người dùng với màn hình có thể khởi chạy một cách độc lập. Cuối cùng, Jelly Bean sẽ tự động gia tốc CPU lên tốc độ tối đa bất cứ khi nào người dùng tương tác với màn hình thay vì chờ cho đến khi ứng dụng được yêu cầu. Điều đó có thể sẽ làm thời lượng giảm đi pin đôi chút, tuy nhiên đánh đổi này là khá hợp lý.

Về mặt cảm nhận, Android 4.1 hoạt động trơn tru và nhanh hơn nhiều so với Android 4.0, thậm chí còn tốt hơn phiên bản mà phần lớn người dùng Android vẫn còn sử dụng là 2.3 Gingerbread. Đặc biệt việc cuộn trang có độ trễ ít hơn nhiều. Một trong những tính năng đặc biệt làm cho người dùng cảm thấy Jelly Bean hoạt động nhanh hơn nhiều là tính năng đa nhiệm. Danh sách các ứng dụng gần đây xuất hiện nhiều hơn trước và việc chuyển đổi các ứng dụng cũng có những cải tiến tích cực làm người dùng hài lòng.

Có thể nói rằng hệ điều hành Android 4.1 đủ sức sánh ngang hàng với iOS trên một thiết bị iPhone 4S nhờ có độ trễ ít hơn rất nhiều tuy nhiên có vẻ như iOS vẫn nhỉnh hơn đôi chút. Mặc dù vậy, so với phiên bản trước của Android đặc biệt là 2.3, sự khác biệt đó vẫn rất rõ ràng và giống như là ngày với đêm.

Cảm giác chung khi trải nghiệm Android 4.1 là phiên bản này chạy mượt và nhanh hơn 4.0. Người dùng sẽ không bị cảm giác giật như trên Android 4.0 làm khó chịu. Có vẻ như Google đang giữ đúng lời hứa của mình khi thành công trong việc giảm tối đa tình trạng giật khung hình.

3. Google Now

Dựa trên những gì mà chúng ta chứng kiến về Google Now, thật không công bằng khi cho rằng tính năng này là một bản sao chép của Siri. Thay vào đó, Google Now là sự nỗ lực của đại gia ngành tìm kiếm để tạo ra một hệ thống thông tin mở thông minh và liên tục được cập nhật có thể giúp ích người dùng được nhiều hơn.
Trong nhiều năm, các hãng sản xuất điện thoại đã luôn nuôi mộng tưởng về một thiết bị có khả năng nhận thức liên tục những hành vi của người dùng như đi đâu và làm gì. Với Google Now, Jelly Bean đang cố gắng để hiện thực hóa giấc mơ đó.
Những tính năng chính của Google Now đến từ seri mười thẻ tiện ích được sắp xếp theo danh sách cuộn theo chiều dọc. Chúng sẽ xuất hiện một cách tự nhiên nhất và những lúc mà người dùng mong muốn tìm kiếm thông tin. Trong giao diện của Google Now, bạn có thể bấm vào các thẻ tương ứng để có thêm thông tin chi tiết.
Để sử dụng Google Now, người dùng cần vuốt lên màn hình từ nút khóa hoặc phím home. Giao diện trông có vẻ giống với chủ đề Holo của Android, tuy nhiên phông màu đen và xanh neon được thay thế bởi sắc trắng sáng và xám. Giao diện này quả thực khá đẹp với font chữ lớn, dễ đọc và hiệu ứng đổ bóng Drop Shadows vừa đủ để phân biệt các thẻ xếp chồng lên nhau không quá sặc sỡ hay gây lóa mắt.
Google Now cũng được trang bị thêm tính năng tìm kiếm bằng giọng nói cải tiến hơn so với phiên bản Adroid trước. Tính năng tìm kiếm giọng nói của Google không mạnh mẽ như Siri do còn phụ thuộc vào hệ thống vẫn còn non trẻ của hãng: Công nghệ đồ thị kiến thức “Knowledge Graph". Trong mọi trường hợp Google Now sẽ cung cấp cho bạn những tùy chọn để di chuyển xuống dưới và thực hiện tìm kiếm web theo cách truyền thống với các danh mục tìm kiếm cổ điển của Google như địa điểm và hình ảnh ở cuối các trang.
Với tính năng tìm kiếm giọng nói mới của Google bạn vẫn có thể thực hiện một số hành động như trước đây bao gồm nghe nhạc, quay số bằng giọng nói, gửi tin nhắn và cài đặt hẹn giờ. Tuy rằng kết quả không được hoàn hảo như mong đợi nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Đặc biệt tính năng nhận diện giọng nói vẫn hoạt động rất tốt trong môi trường ồn ào, nhiều tiếng ồn.
Đáng tiếc là Google Now không phải là chuyên gia trong lĩnh vực tìm kiếm nội dung và các ứng dụng trên điện thoại như chúng ta kỳ vọng. Bởi có một điều khá kì lạ là khi bạn tìm kiếm những nội dung hay ứng dụng nào đó bằng cách dùng giọng nói thì kết quả sẽ không được tốt bằng cách nhập trực tiếp nội dung hay ứng dụng bạn muốn vào khung tìm kiếm.
Một điều thú vị nữa về Google Now là bạn thật sự không cần tốn quá nhiều thời gian vào việc thiết lập và quản lý bộ thẻ của bạn. Thay vào đó bạn chỉ phải sử dụng Google search khi bạn mong muốn tìm kiếm địa chỉ các nhà hàng, thông tin chỉ dẫn, kết quả thể thao… Trong quá trình tìm kiếm theo yêu cầu của bạn, Google Now sẽ chủ động thu thập thông tin liên tục dựa vào lịch sử tìm kiếm, thói quen người dùng và cung cấp các thẻ thông tin liên quan và phù hợp. Ví dụ bạn cần thông tin về kết quả trận bóng vừa xong, Google Now không những cung cấp cho bạn kết quả mà còn cả đường gần nhất tới sân vận động diễn ra trận đấu đó (nếu nó xác định vị trí của bạn đang gần khu vực sân vận động). Google Now sẽ lập tức thông báo cho người dùng mỗi khi có thẻ mới xuất hiện.
Tính đến thời điểm hiện tại, Google Now bao gồm seri mười thẻ: Thời tiết, giao thông, các chuyến bay, thể thao, các cuộc hẹn, địa điểm, phương tiện công cộng, dịch thuật, tiền tệ, và thời gian. Ví dụ thẻ phương tiện được thiết kế để cho bạn thấy thời gian xe buýt và xe lửa khi bạn đang đứng tại nhà ga. Thẻ thể thao với mục đích cung cấp kết quả các trận đấu từ các đội bạn yêu thích. Nếu muốn tùy chỉnh các thẻ, người dùng chỉ cần vào phần Setting và chọn thiết lập “Ưu tiên” cho các thẻ mà họ quan tâm.
Cảm giác thật tuyệt vời khi tận mắt chứng kiến Google Now làm việc. Giây phút nhìn vào màn hình điện thoại để cập nhật thông tin về các trận đấu của đội bóng mình yêu thích hay lộ trình giao thông từ cơ quan về nhà thật tuyệt. Mặt khác, người dùng cũng phải bỏ không ít thời gian để sắp xếp lại bộ lịch và bỏ một số thẻ không cần thiết. Google tự tin cho hay Google Now dường như là một nền tảng hơn là một tính năng và nó có thể học theo hành vi của người dùng.

4. Thông báo

Các thông báo được thả xuống trong hệ điều hành Jelly Bean đã được Google thực hiện một vài tinh chỉnh theo hướng tích cực hơn. Hệ thống thông báo được chăm chút lại đẹp hơn: Nổi bật với màu xanh, phông chữ đậm, dễ nhìn, kích thước được tăng gấp đôi cung cấp thêm nhiều thông tin hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các thao tác mở, di chuyển hay xóa dễ dàng chỉ bằng hai ngón tay vuốt nhẹ lên màn hình.
Ngoài ra, tính năng thông báo còn cho phép người dùng tương tác trực tiếp lên một vài thông báo như chia sẻ hình ảnh, gọi trực tiếp cuộc gọi bị nhỡ mà không cần mở ứng dụng…
Tuy nhiên có một hạn chế là chức năng này lại chưa hỗ trợ việc hồi âm nhanh khi có email.
Một tính năng hoàn toàn không thể đánh giá trực quan nhưng hữu ích là khả năng chuyển các thông báo và tắt các ứng dụng đặc biệt. Người dùng có thể thực hiện điều này bằng cách truy cập vào mục “App info” và bỏ chọn một mục nào đó. Điều này giúp họ có thể loại bỏ và làm im lặng các thông báo liên tục gây phiền nhiễu. Tính năng này hoàn toàn khác xa các thông báo dạng hạt và hợp nhất mà nền tảng iOS đang cung cấp.

5. Màn hình chính

Màn hình trên hệ điều hành Jelly Bean vẫn bao gồm năm màn hình nằm ngang trên năm biểu tượng ở bảng chính. Google search vẫn “ngự” trên trang đầu của mỗi màn hình. Bạn có thể “bấm và giữ” từ App Drawer để thả các mục vào Launcher, nhưng ngày nay các widget sẽ tự động di chuyển các icon xung quanh để tạo ra không gian riêng.
Có thể thấy thay đổi chính đó là các widget có thể điều chỉnh kích thước hoặc tự điều chỉnh để vừa kích cỡ khi màn hình đã có sẵn các widget khác. Đây là một tính năng đáng giá với những người thường xuyên gặp thông báo màn hình chính không còn chỗ để đặt thêm widget hoặc biểu tượng. Một điểm hay nữa là bạn chỉ cần kéo và ném một biểu tượng hoặc widget lên trên cùng của màn hình để loại bỏ nó, chứ không phải là chạm và kéo về nút remove.
Các biểu tượng cũng có thể tự động dịch chuyển các biểu tượng và thư mục khác khi người dùng cố gắng đặt chúng vào một vị trí nào đó. Điều này giúp cho người dùng đỡ mất thời gian hơn khi sắp xếp các biểu tượng ứng dụng theo ý thích.
6. Camera và Gallery

Google đã thực hiện một vài cải tiến nhỏ với máy ảnh và các ứng dụng Gallery và sự kết hợp giữa hai cải tiến này lại đã tạo ra một trải nghiệm thú vị hơn. Chẳng hạn khả năng xem lại ảnh nhanh chỉ bằng thao tác lướt sang phải ngay tại màn hình chụp mà không cần phải chuyển sang chế độ Review. Hay nếu muốn xóa một hình nào, chỉ cần quét ngón tay từ trên xuống là xong.
Trong Gallery khi thực hiện thao tác phóng to, hình ảnh sẽ được hiển thị dưới chế độ “filmstrip view” (chuỗi hình ảnh) thay vì là “thumbnail strip” như trên Android 4.0. Người dùng có thể xem nhanh, vuốt một tấm hình trong chuỗi lên trên để xóa hoặc vuốt xuống để lấy lại tấm hình vừa xóa. Theo đánh giá, giao diện người dùng nói chung nhạy và mượt mà, các thao tác zoom (phóng to, thu nhỏ), trượt lên xuống và chuyển đổi giữa các hình ảnh nhanh và nhạy hơn nhiều so với trên ICS.

7. Bàn phím

Với hệ điều hành Jelly Bean, người dùng sẽ có nhiều tùy chọn nhập văn bản đa năng hơn. Bàn phím mặc định đã được cập nhật với tính năng tự động sửa lỗi được cải thiện và tiên đoán văn bản tiên tiến hơn. Khi đánh máy, các gợi ý xuất hiện lên hàng đầu như bình thường, tuy nhiên bây giờ các tiên đoán cho những từ tiếp theo còn xuất hiện sau khi người dùng nhấn phím space.
Nói về vấn đề thiết lập, mục “Language and Input” giờ được cải tiến thêm một chút thành “Personal Dictionary”. Thay vì chỉ đơn giản là tập hợp các từ tùy chỉnh mà bạn đã thêm vào từ điển tiêu chuẩn, bây giờ người dùng đã có thể thêm phím tắt tùy chỉnh cho các từ và cụm từ (ví dụ, "om" cho "On my way home"). Đó là một tính năng không thể tìm thấy trên các nền tảng khác tính tới thời điểm hiện tại.
Một ưu điểm nữa đó là khả năng giúp người dùng nhập liệu dễ dàng với tính năng Offline Voice Typing. Thử nhiệm sau khi chuyển sang chế độ Airplane, bạn vẫn có thể soạn thảo và tiên đoán vẫn hiện ra rất tốt, kết quả không khác nhiều so với khi được kết nối Internet.

8. Các tính năng khác

So với các phiên bản trước, Jelly được bổ sung thêm Sound Search widget tìm kiếm bằng giọng nói hoạt động như Shazaam hoặc Soundhound là tính năng tìm kiếm bằng giọng nói, tính năng cập nhật ứng dụng thông minh - ứng dụng cần cập nhật sẽ chỉ tải về những phần bổ sung nhằm hạn chế tối đa thời gian và tiền bạc cho người dùng khi không cần phải tải nguyên ứng dụng mới.
Google Map có những cải tiến rất rõ rệt với tính năng offline hiện cũng sẵn có cho người dùng hệ điều hành Ice Cream Sandwich và Gingerbread. Tính năng này cho phép bạn lưu lại bản đồ khu vực của mình và nhiều khu vực khác để có thể xem cho các lần sau mà không cần phải kết nối Internet. Tuy nhiên hiện tại, Google Map chỉ cho phép người dùng lưu bản đồ với dung lượng tối đa là 80 MB cho mỗi khu vực.
Một tính năng đã tạo nên điều đặc biệt cho Android 4.1 là Android Beam, cho phép chia sẻ hình ảnh video trực tiếp thông qua kết nối Bluetooth. Jelly Bean cũng hỗ trợ công nghệ NFC giúp người dùng có thể dễ dàng kết nối với bất kỳ thiết bị Bluetooth nào khác, một tính năng đã được phổ biến trên các thiết bị Nokia và BlackBerry.

Cũng không thể bỏ qua Gesture Mode, cải tiến hữu ích cho người dùng khiếm thị. Khi bật chế độ này lên, máy sẽ thông báo cho bạn tất cả mọi thứ hiện có trên màn hình đồng thời còn cho biết những ứng dụng nào mà bạn đã chọn.
Tính năng Face Unlock được cải thiện độ an toàn khi yêu cầu người dùng cẩn phải chớp mắt mới mở máy để chứng minh rằng bạn là một con người thực sự chứ không đơn giản chỉ cần một bức hình như trước đây. Samsung đã bổ sung thêm tính năng này vào các thiết bị riêng của mình sau khi hãng phát hiện ra rằng Ice Cream Sandwich có thể bị lừa bởi một bức ảnh và nay là đến lượt Google.

Kết luận

Có thể nói Android 4.1 là một trong những sản phẩm tốt nhất từ trước đến nay mà Google mang đến cho người dùng. Hệ điều hành được thết kế rất đẹp mắt, hoạt động trơn tru, mượt mà và gần như không có độ trễ. Ngoài ra, Jelly Bean còn được tích hợp những gì được cho là tinh túy nhất của hãng, từ trình duyệt Chrome, Google+, Maps, Gmail, Google Search đến Google Now. Không ngoa khi nói rằng với Android 4.1 Jelly Bean, Google đang ngày càng chiếm được lòng tin của người dùng đặc biệt là trong “cuộc đua” với iOS 6, đối thủ được xem là “đồng cân đồng lạng” của Apple.

Tuy nhiên, các hệ sinh thái Android vẫn còn phải đối mặt với một vấn đề “nan giải” đó là sự phân mảnh cơ bản. Đa số các thiết bị Android trong tay người dùng hiện nay là hai phiên bản mới nhất của Google. Jelly Bean có thể coi là hệ điều hành ưu việt dành cho điện thoại thông minh của Google, nhưng làm thế nào để hệ điều hành này có thể phù phép một tương lai tươi sáng cho tất cả Android lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.
Tham khảo: Theverge
Theo Genk
</span>