Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2014
    Bài viết
    0

    [Android 4.1 Jelly Bean] Đánh giá- cảm nhận -so sánh Jelly Bean vs iOS 6, WindowsPhone 8

    Năm 2012, một năm bùng nổ về công nghệ. Cả iOS, Android và WindowsPhone đều cho ra mắt các phiên bản mới: iOS 6, Android Jelly Bean 4.1 trên Nexus, WindowsPhone 8. Cả 3 nền tảng đều có những lợi thế riêng. Bài viết này sẽ so sánh sự khác biệt cũng như tương đồng của các hệ điều hành đó. Tuy nhiên, đây không phải là một bài đánh giá hoàn chỉnh vì phiên bản cuối cùng của WP8, iOS6 và Android Jelly Bean còn chưa được ra mắt. Đây chỉ là một so sánh sơ bộ với 12 mục chính:

    PHẦN MỀM
    iOS: 650.000 phần mềm, 225.000 dành riêng cho iPad. Dẫn đầu thị trường smartphone.

    Android: 600.000 phần mềm. Phần lớn lượng phần mềm này sẽ chạy được trên máy tính bảng nhưng số lượng phần mềm tối ưu cho máy tính bảng có thể thấy là thấp hơn rất nhiều so với iOS dù Google không đưa ra con số chính xác.

    Windows Phone: Windows Phone hiện tại có 100.000 ứng dụng sẵn sàng để download và dễ dàng thấy số lượng này ít hơn rất nhiều so với 2 đối thủ còn lại. Hiện tại vẫn chưa có máy tính bảng nào chạy WP8 được bán và cũng không có phần mềm nào dành cho máy tính bảng trên Marketplace...

    BẢN ĐỒ


    iOS: Với các tính năng như Traffic updates, points of interest, và dẫn đường turn-by-turn (được tích hợp sâu trong iOS 6), bản đồ 3D, nhưng không có tính năng public-transit directions, và Street View

    Android: Với các tính năng 3D building, dẫn đường offline, tìm kiếm, dẫn đường turn-by-turn và Street View. Tính năng Bản đồ trong nhà với chế độ Compass sử dụng con quay hồi chuyển của thiết bị sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn cảnh về nội thất bên trong các tòa nhà.

    Windows Phone: Windows Phone 7 là sự trình diễn của Bing Map nhưng mảnh đất của dịch vụ định hướng di động thuộc sẽ thuộc về NOKIA trên nền tảng Windows Phone 8. Nokia Maps sẽ có các tính năng: dẫn đường turn-by-turn, 3D buildings, dẫn đường offline, và public-transit directions.

    ĐỒNG BỘ TRÌNH DUYỆT

    iOS: iCloud Tabs thống nhất trình duyệt của bạn trên nền tảng iOS và OS X với danh sách các tab ẩn đằng sau 1 icon hay sub-menu song song với bookmarks.

    Android: Trình duyệt Chrome Beta trên Android cung cấp đồng bộ tab với Chrome trên PC cũng như đồng bộ bookmark và search. Và vì số lượng người dùng Chrome trên PC là nhiều hơn nhiều so với các trình duyệt khác nên tính nang đồng bộ này sẽ là một điểm mạnh.

    Windows Phone: Đồng bộ trình duyệt là tính năng Windows Phone không có.

    TÍCH HỢP FACEBOOK
    iOS: Facebook được tích hợp sâu trong iOS6. Người dùng có thể cập nhật status và upload ảnh từ rất nhiều phần mềm khác nhau, đồng bộ danh bạ, đồng bộ Facebook events với iOS Calendar. Với việc cung cấp API cho đối tác thứ ba, tất cả các phần mềm đều có thể tích hợp Facebook.

    Android: Bạn có thể chia sẻ, upload từ gần như bất cứ đâu trong Hệ điều hành, hoặc bên trong phần lớn các ứng dụng. Thêm vào đó bạn có thể thêm dữ liệu Facebook vào danh bạ lưu trên điện thoại hay đưa tất cả danh sách bạn bè trên Facebook vào danh bạ.

    Windows Phone: Tích hợp Facebook luôn là một điểm mạnh của Windows Phone. Microsoft đã tích hợp tất cả các tính năng như cập nhật trạng thái, đồng bộ ảnh, danh bạ, chat, và event vào trong các mục riêng của WP (People, Messaging, Calendar…). Đây là thiết kế tốt nhất cho việc tích hợp Facebook.

    VOICE COMMAND (RA LỆNH BẰNG GIỌNG NÓI)
    iOS: Siri trên iOS5 không phải là điều khiến ta quá kinh ngạc nhưng thực sự nó phát huy hiệu quả. Siri trên iOS6 cung cấp khả năng lấy dữ liệu từ nhiều nguồn hơn (thể thao, phim ảnh, đặt bàn ăn) theo cách hữu hiệu hơn. Thêm vào đó, Siri còn có khả năng giao tiếp với hệ thống audio và dẫn đường trên xe hơi khi iOS6 chính thức ra mắt.

    Android: Trên Jelly Bean, nhận dạng giọng nói sẽ là tính năng có nhiều cập nhật mới. Google luôn cho phép sử dụng voice search trong mọi ngõ ngách của Android và giờ đây với tính năng Knowledge Graph cùng với hệ thống nhận dạng giọng nói tích hợp sẵn, bộ máy tìm kiếm của hãng sẽ càng trở nên thông minh hơn.

    Windows Phone: Windows Phone cũng có chức năng ra lệnh bằng giọng nói cho phép bạn gọi điện, gửi SMS, tìm kiếm trên web và khởi chạy phần mềm từ thiết bị của mình. Cho dù nó không có những tính năng cao cấp như trên Android và iOS nhưng dù thế nào thì tính năng này vẫn tồn tại!

    THANH TOÁN QUA DI ĐỘNG
    iOS: Đáng ngạc nhiên là iPhone không hỗ trợ giao tiếp NFC, đồng nghĩa với việc Apple sẽ không chú trọng nhiều tới chức năng thanh toán qua di động. Nhưng Apple có Passbookng với khả năng lưu trữ các loại phiếu giảm giá, thẻ quà tặng, vé hòa nhạc, xem phim… và biến chiếc điện thoại iPhone thành một dạng ví điện tử. Ngoài ra, Passbook còn hỗ trợ tính năng đọc mã vạch với khả năng tương thích đa dạng, số dư tài khoản sẽ được thể hiện trên giao diện ứng dụng và được thay đổi tương ứng với từng loại thẻ thanh toán điện tử khác nhau... Nó thực sự được thiết kế để sử dụng thanh toán NFC và điều chúng ta cần làm là chờ một vài tháng cho tới khi Apple chính thức ra mắt phần mềm này.

    Android: Hiện tại với Google Wallet, Google đã tích hợp nhiều khả năng thanh toán di động nhưng hiện tại các đối tác cung cấp dịch vụ mới chỉ có Sprint (với tin đồn sẽ không tiếp tục hợp tác), và loại thẻ thanh toán được chỉ có MasterCard cùng với việc các thiết bị chạy Android có chip NFC là rất hạn chế.

    Windows Phone: Sự ra đời của Windows Phone 8 sẽ kèm theo phần mềm ví điện tử Wallet. Bạn sẽ có thể lưu trữ các loại phiếu giảm giá, thẻ thành viên, thẻ tín dụng… Có một thứ sẽ khiến Windows Phone khác biệt so với Android và iOS là thành phần NFC bảo mật chứa trong thẻ SIM linh hoạt và an toàn hơn.

    VIDEO CHAT
    iOS: Apple có FaceTime, kết nối thông qua 3G hoặc Wi-Fi, hoạt động rất tốt. Hạn chế của phần mềm này là nó chỉ kết nối được với các thiết bị khác của Apple.

    Android: Tính năng video chat trong Gmail/Google Talk có tính phổ biến tốt hơn nên bạn có thể chat video với bất cứ ai sử dụng Gmail trên Mac, PC hay trên các thiết bị Android thông qua kết nối 3G và Wi-Fi.

    Windows Phone: Vũ khí voice chat bí mật của Microsoft là Skype. Skype có thể được cài đặt trên Mac, PC và Android. Phần mềm Skype trên các nền tảng trên đều thuộc sở hữu của Microsoft.

    TÍNH NĂNG ĐÀM THOẠI
    iOS: iOS6 cho phép bạn từ chối cuộc gọi đến bằng 1 SMS có sẵn, lọc những cuộc gọi không mong muốn và thêm vào đó là lựa chọn Do Not Disturb (Không làm phiền). Tất cả các tính năng liên quan tới đàm thoại trên đều rất hữu ích.

    Android: Android cho phép bạn soạn hàng loạt SMS để phản hồi lại người gọi khi bạn từ chối một cuộc gọi đến và cũng cho phép bạn lọc các cuộc gọi đến từ những đối tượng cụ thể nhưng thiếu chế độ Do Not Disturb.

    Windows Phone: Một trong những điểm yếu khác của Windows Phone là bạn không hề có lựa chọn tin nhắn cài đặt sẵn nào để gửi cho người gọi điện khi bạn từ chối cuộc gọi đến và dĩ nhiên cũng không có chức năng Do Not Disturb. Tuy vậy, WP vẫn có tính năng lọc và chặn các cuộc gọi không mong muốn.

    TIN NHẮN
    iOS: iMessage đang ở giai đoạn beta với rất nhiều hứa hẹn, giúp nó có khả năng gửi/ nhận tin nhắn giữa điện thoại, máy tính bảng và laptop. Nhưng nó hoạt động không mượt mà, không đáng tin cậy và cũng không thực sự trực quan. Thực tế không có cách nào để link số điện thoại và tài khoản iCloud của một contact và cũng không thể cài đặt để SMS và iMessages xuất hiện trong cùng một thread. Và dĩ nhiên là không thể gửi instant message tới những người không sở hữu thiết bị của Apple!

    Android: Android sở hữu nền tảng instant message tốt nhất. Chắc chắn nó không thể tích hợp được với AIM hay Facebook nhưng AIM thì gần như đã suy tàn còn G-Chat thì ngày càng trở nên phổ biến giống như Facebook Chat. Khi bạn đăng nhập vào G-Chat, tin nhắn luôn luôn được cập nhật tới tất cả các thiết bị kết nối một cách tin cậy và nhanh chóng. G+ và Google Voice được tích hợp vào mọi ngõ ngách trong Android đồng nghĩa với việc tin nhắn văn bản gửi đi từ điện tohaij hay laptop được đồng bộ một cách hoàn hảo.

    Windows Phone: Nỗ lực của Windows Phone trong lĩnh vực này là rất đáng quan tâm. WP cho phép bạn gửi tin nhắn văn bản, tin nhắn Facebook và Skype một số liên lạc trong cùng một cửa sổ duy nhất.

    ICON THÔNG MINH HƠN
    iOS: Apple thiếu hệ thống icon năng động cho phần mềm trên iOS. Tất nhiên là nó được dán nhãn để người dùng biết khi nào họ có tin nhắn mới, email mới hay có thông báo mới nhưng ngoài ra thì nó không cung cấp thêm thông tin gì nữa cả. Điều chúng ta mong muốn là Apple khiến cho các icon hiển thị nhiều thông tin hơn nhưng không may là họ vẫn giữ những gì đang có ở hiện tại.

    Android: Android không có gì nhiều hơn với hệ thống icon phần mềm của họ và với bản Jelly Bean mới cũng vậy. Nhưng điều này là không thành vấn đề vì Android luôn có App drawer ẩn đằng sau màn hình Homescreen. Android sở hữu hệ thống widget với những cập nhật thông tin theo thời gian thực với nhiều tùy biến. Bạn sẽ luôn được cập nhật thông tin về mail/ thời tiết/ lịch… ngoài Homescreen một cách nhanh chóng và hữu hiệu dù đôi khi widget hoạt động không mượt mà lắm.

    Windows Phone: Hệ thống Live Tile của WP8 không chỉ hiển thị thông báo và các thông tin cần thiết khác (như tin nhắn, mail, thời tiết, sự kiện…) mà còn được sắp xếp gọn gàng theo dạng lưới với khả năng mới có là thay đổi kích thước tùy theo mục đích của người dùng. Microsoft luôn luôn dẫn đầu về lĩnh vực này so với các đối thủ.

    MEDIA STREAMING (TRUYỀN TẢI MEDIA)
    iOS: iOS6 có AirPlay – một trong những giải pháp streaming dễ dàng, trực quan nhất từng có cho tới nay. Bạn có thể chuyển âm nhạc từ máy tính hay thiết bị iOS khác tới hệ thống loa có xác nhận AirPlay, tới AirPort Express router và tới Apple TV.

    Android: Bằng việc giới thiệu Nexus Q với giá 300$, Google cung cấp tiêu chuẩn streaming của chính mình cho các thiết bị chạy Android. Thiết bị có thể tiếp nhận video và audio và gửi chúng tới TV và hệ thống loa (25-watt). Thêm vào đó, bạn có thể kết nối các thiết bị Nexus Q với nhau để có được giải pháp streaming nhiều vùng mạnh mẽ hơn những gì Apple có thể làm.

    Windows Phone: Windows Phone sẽ có SmartGlass để streaming dữ liệu media tới Xbox. Được xây dựng trực tiếp theo tiêu chuẩn DLNA, SmartGlass sẽ đơn giản hóa và trực quan hóa quá trình gửi và nhận thông tin giữa Xbox và các thiết bị chạy Windows 8/ Windows Phone 8. Ngoài ra, SmartGlass có thể phát những nội dung phụ tới thiết bị của bạn khi bạn đang xem một show truyền hình như Game of Thrones chẳng hạn. Bằng việc hỗ trợ Windows, Android và iOS, cùng với những khả năng gaming mạnh mẽ sẽ khiến cho SmartGlass trở thành một nền tảng streaming rất hấp dẫn.

    Nguồn có tham khảo: GIZMODO

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2014
    Bài viết
    0
    Hay! Cảm ơn bạn.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2014
    Bài viết
    0
    khá đầy đủ

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2014
    Bài viết
    0
    Khá hay và chi tiết

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 127
    Bài viết cuối: 01-10-2013, 10:01 PM
  2. Những điểm mới của giao diện Sense 4+ trên nền Android Jelly Bean
    Bởi nhinhthuy9x trong diễn đàn Mua Bán Điện Thoại
    Trả lời: 169
    Bài viết cuối: 12-05-2012, 08:02 PM
  3. HTC One X chính thức lên Android 4.1 Jelly Bean
    Bởi junsumi741 trong diễn đàn Mua Bán Điện Thoại
    Trả lời: 13
    Bài viết cuối: 11-24-2012, 09:37 PM
  4. Những điểm mới và cải tiến trên phiên bản Android 4.1 Jelly Bean
    Bởi yeuem2014 trong diễn đàn Mua Bán Điện Thoại
    Trả lời: 439
    Bài viết cuối: 09-28-2012, 01:48 AM
  5. CyanogenMod 10 sẽ đem Jelly Bean đến cho cộng đồng rom cook Android
    Bởi nhatnhat trong diễn đàn Mua Bán Điện Thoại
    Trả lời: 147
    Bài viết cuối: 08-30-2012, 05:58 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •