MacBook là dòng laptop của Apple, và hiện nay nó khá phổ biến, không còn quá xa lạ với mọi người nữa. Mình xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm trong quá trình sửa dụng Mac của mình.

Cũng giống như các hệ điều hành khác, đôi khi việc cài đặt lại sẽ giúp khác phục lỗi hoặc giúp hệ điều hành mới cài đặt lại chạy nhanh hơn. Video hướng dẫn này sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt lại Macbook với hệ điều hành Mac OS X phiên bản mới nhất. Các bạn cũng có thể sử dụng cách này để nâng cấp hệ điều hành Mac OS X.



Lưu ý : bạn nên sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện việc này. Máy được cắm sạc nếu bạn sử dụng máy xách tay Macbook.

Thực hiện :
1. Khởi động Mac vào chế độ restore bằng cách, bật Power, sau đó giữ phím “Option” (Alt) hoặc Command + R
2. Sau khi máy đã khởi động vào chế độ restore, các bạn chọn khởi động từ ổ Recovery ( mặc định trên máy Mac có sẵn phân vùng Recovery để sử dụng cho việc cài đặt hoặc restore máy )
3. Khi hoàn tất khởi động vào chế độ restore, bạn có thể thấy các tùy chọn
- Khôi phục (restore) Mac từ bản Backup Time Merchine
- Cài lại Mac
- Xem thông tin Support
- Chạy công cụ Disk Ultility

Ở đây trong quá trình cài, tôi sẽ format lại ổ đĩa, nên tôi chọn Disk Ultility ( các bạn có thể ko cần chọn ), sau đó tôi thực hiện format lại ổ đĩa.

4. Chọn Reinstall để thực hiện việc cài đặt lại
- Nhấn Continue để tiếp tục, máy sẽ thông báo là bản cài đặt sẽ được tải về trên Appstore & máy tính sẽ được xác thực với Apple
- Nhấn Continue, sau đó chọn Agree > Agree ( đồng ý điều khoản sử dụng của Apple)
- Sau đó chọn ổ đĩa sẽ được cài đặt hệ điều hành
- Máy sẽ yêu cầu bạn nhập tài khoản Appstore để tải bộ cài đặt về, các bạn điền & tiếp tục
Quá trình tải về khá lâu, nên bạn có thể tranh thủ giải lao…..hoặc làm việc khác
Sau khi tải về, máy sẽ thực hiện việc cài đặt hoàn toàn tự động.

5. Sau khi cài đặt hệ điều hành hoàn tất bạn thực hiện việc cấu hình các tùy chọn
- Ở màn hình Welcome, chọn quốc gia
- Chọn kiểu bàn phím ( nên để là US )
- Tùy chọn kết nối mạng ( tôi dùng điền password để kết nối Wifi )
- Máy tính sẽ hỏi là có chuyển dữ liệu từ máy tính khác sang. Tôi chọn không “Don’t Tranfer any information now” > Continue
- Sau đó máy yêu cầu đang nhập bằng Apple ID ( tài khoản AppStore ). Các bạn điền TK ở đây hoặc có thể bỏ qua bằng tùy chọn “Don’t sign in” > Continue > Skip
- Đồng ý với điều khoản sử dụng của Apple > chọn Agree
- Ở phần thiết lập thông tin tài khoản, các bạn điền tên đầy đủ, username, mật khẩu sau đó chọn Continue
- Ở bước tiếp theo, bạn có thể đăng ký máy tính với Apple hoặc bỏ qua bước này, chọn “Don’t Register” > Skip
Máy sẽ lưu lại các thiết lập & bạn đã có thể dùng hệ điều hành vừa được cài đặt lại.


Kiểm tra thông số của máy mac (Macbook, Mac mini, IMac, Mac Pro)


Khi mua một chiếc máy Mac cũ hoặc bạn muốn xem thông tin về máy Mac của bạn, các bạn có thể kiểm tra thông số của máy mac & các thông tin về bảo hành bằng cách thực hiện theo video hướng dẫn đơn giản sau



1. Chọn biểu tượng Apple ( quả táo ) ở góc trên trái màn hình > chọn About this Mac
các bạn có thể thấy các thông tin cơ bản, phiên bản hệ điều hành, CPU, dung lượng RAM

2. Để xem thêm thông tin, các bạn chọn “More info”, trong tab “Overview” các bạn có thể thấy thông tin : đời máy ( trong VD là macbook air 11-inch, phiên bản Late 2010 – sản xuất cuối 2010), loại CPU, bộ nhớ, card màn hình, số seri ( đây là thông tin quan trọng để kiểm tra bảo hành…. của máy Mac, phiên bản hệ điều hành

3. Chuyển sang tab Display : các bạn có thể xem thông tin về màn hình ( kích thước + độ phân giải ) kèm theo là card màn hình được sử dụng

4. Tab Storage cho phép các bạn xem thông tin về ổ cứng, dung lương, dung lượng sử dụng, dung lượng trống

5. Memory : xem thông tin về Ram (ở đây máy có 2 khe Ram và đều đã được sử dụng)

6. thẻ Support : Các bạn có thể lựa chọn support cho phần mềm hoặc phần cứng, ngoài ra các bạn cũng có thể so sánh cấu hình máy với thông số sản xuất của Apple bằng cách vào Specification. Trong một số trường hợp việc kiểm tra này sẽ giúp bạn xem cấu hình máy có bị thay đổi hay không

7. Thẻ service : ở thẻ này, các bạn có thể kiểm tra về bảo hành của máy, thông tin sửa chữa hoặc thay thế ( nếu máy đã sửa chữa hay thay thể ở trung tâm bảo hành của Apple – AppleCare )
- Để xdm bảo hành : các bạn chọn : “Check my service and support coverage status”, chọn allow để máy tính gửi số Serial đển website của Apple, các bạn có thể xem thông tin chi tiết ở website vừa được mở trên trình duyệt.

- Nếu trạng thái là Active thì có nghĩa là dịch vụ vẫn còn hiệu lực, còn Expire là hết hạn, trong trường hợp bảo hành của bạn hết hạn, bạn vẫn có thể mua dịch vụ bảo hành từ Apple nếu bạn có tài khoản iTunes & có thể thanh toán được ( các bạn có thể hiểu là tài khoản có thể mua được app trả phí của Apple ).


Cách gỡ mật khẩu máy Mac


Đôi khi việc đặt mật khẩu mới hoặc không sử dụng máy tính thường xuyên làm bạn quên mất mật khẩu của user để đăng nhập máy tính. Việc gỡ mật khẩu máy Mac khá đơn giản, rất dễ thực hiện. Video hướng dẫn này sẽ giúp bạn thực hiện việc này.



Thực hiện :

· Khởi động máy lên, đồng thời nhấn giữ phím Alt (còn gọi là Option) để vào bảng boot

· Chọn phân vùng Recovery để vào recovery. Trong trường hợp máy bạn không có recovery như chiếc máy trong video thì có thể sử dụng usb cài đặt Mac OS để boot vào đây

· Trên menu chọn vào Utilities -> terminal

· Trong terminal gõ vào lệnh: resetpassword , rồi enter

· Trong bảng Reset Password chọn vào phân vùng chính (thường là phân vùng đầu tiên). Sau đó chọn vào user bạn muốn reset mật khẩu.

· Nhập vào mật khẩu mới và nhấn Save.

· Sau đó cứ nhấn Command + Q vài lần để chọn restart lại máy.

Chúc các bạn thành công!