Một thời gian trước, rất nhiều vụ việc về con cái trong nhà về dỡ, đập phá bàn thờ gia tiên được lan truyền trên các trang mạng, gây ra không ít bức xúc trong cộng đồng. Nhưng ban có thực sự hiểu hết về tín ngưỡng tuyệt vời này hay chưa? Bạn đọc có thể tìm thêm thông tin liên quan tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa tới rất nhiều điều thú vị đấy.

Mỗi một gia đình ở Việt Nam đều sẽ có một bàn thờ cúng gia tiên ở trong nhà. Bạn sẽ thấy trên đó thường bao gồm 3 vật chính là di ảnh, lư hương, nhang. Đây là 3 điều cần thiết để chúng ta thể hiện một cách trực tiếp sự biết ơn của mình. Tất nhiên cũng tùy thuộc vào điều kiện của gia đình mà kích thước bàn thờ có thể to nhỏ khác nhau, xong sự hiện diện của nó là không thể phủ nhận.
Chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta đã thấy rõ sự phổ biến của phật giáo - tôn giáo lớn nhất của Việt Nam. Đã có một thời gian dài trong lịch sử phật giáo vô cùng được coi trọng, từ đó có sức ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa, lối sống của con người. Phật giáo đề ra nhiều đạo lý khác nhau, trong đó, việc thành kính, tôn sùng, biết ơn các thế hệ ông cha, tổ tiên được thể hiện rất nhiều trong các cuốn kinh thư, bài giảng đạo của các sư thầy. Đó cũng được coi là một cơ sở lý giải cho nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cùng sự phổ biến của chúng trong xã hội chúng ta.

Để nhắc nhở các thế hệ con cháu, vào các ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương, Chủ tịch Hồ Chí Minh,.. rất nhiều người cũng tiến hành cúng bái, thắp hương, bày mâm cúng. Đây cũng là điều cho thấy sự liên quan đối với tín ngưỡng thờ cúng của người Việt với nền văn minh sơ khai. Cũng là điều cho thấy sự biết ơn về thế hệ anh hùng, những người có công khai hoang, dựng nước và giữ nước.

Bạn có biết tín ngưỡng thờ cùng ông bà tổ tiên là gì và đã xuất hiện ở nước ta từ bao giờ hay không? Đặc biệt là khi thờ cúng ông bà tổ tiên đã là một tín ngưỡng, là truyền thống của người Việt ta thì hành động trên cáng không thể chấp nhận. Điều này cũng đặt ra câu hỏi rằng liệu thế hệ sau có đang nhận thức rõ ý nghĩa của tín ngưỡng này hay không?

>>> Xem thêm : Khám thờ - những lý do khiến thờ cúng tổ tiên trở thành giá trị truyền thống lâu đời nhất hiện nay