Khoảng không giữa mái tôn và sàn mái bằng chỉ thấp vừa đủ, độ xiên chừng 15% cho nước chảy. Ở đó không dùng làm kho, nơi phơi phóng… vì sẽ làm xấu phần trên đỉnh ngôi nhà. Có thể thiết kế những ô, cửa, lam thông gió cho khoảng dưới mái tôn để thoát hơi hầm nóng; nhưng lưu ý có độ nghiêng để tránh mưa tạt vào.

Xem thêm các bài viết về các sản phẩm chống thấm nhà cửa của chúng tôi tại cách xử lý trần nhà bị thấm nước

Thấm dột là di căn “ung thư” trong xây dựng, ví von của người trong ngành đã cho thấy phần nào khó khăn khi khắc phục hiện tượng này. Mặc dù thị trường có nhiều chất liệu chống thấm, nhưng do sử dụng không phù hợp, thực hiện không đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc không lưu tâm hay “bỏ qua” hạng mục chống thấm thì căn nhà sẽ bị thấm dột.



Xem thêm các bài viết về các sản phẩm chống thấm nhà cửa của chúng tôi tại chống thấm tường nhà
Mái sân thượng đúc bằng thường bị “khuất phục” bởi nắng mưa và việc thấm dột hay xảy ra. Do đó, cách rẻ nhất, không làm phá vỡ kiến trúc tổng thể ngôi nhà mà vẫn khắc phục hiện tượng thấm là lợp tôn che trên sàn mái. Ðể mặt tiền không bị “chồm” thêm một tầng mái, có thể xây tường cao lên phía sau nhà và cho mái tôn đổ về phía trước.

Xem thêm các bài viết về các sản phẩm chống thấm nhà cửa của chúng tôi tại chống thấm trần nhà chung cư

Nếu không lợp tôn thì phải đổ một lớp vữa dày có phụ gia chống thấm trộn chung tráng trên sàn mái bằng với độ nghiêng 2%; sau đó đổ thêm một lớp chống thấm lên trên. Từ đó, xây các đường gạch xuôi cao khoảng 20 – 30 cm, rồi gác đan lên các dãy gạch đó. Trên cùng phủ thêm một lớp vữa chống thấm như ban đầu mới có thể “đối mặt” thường xuyên với nắng mưa. Nếu không sử dụng đan, thị trường có các loại gạch nung hourdis (gạch bọng), gạch có chân (như cái đòn ngồi) để thay thế; và cách thực hiện vẫn theo tiến trình như đã nêu. Phương cách này vừa chống thấm tốt do 2 lớp chống và cách được nhiệt, tiếng ồn.