Bạn đang hào hứng cho chuyến đi du lịch Hạ Long sắp tới của mình? Bạn bỡ ngỡ và cảm thấy thú vị khi tham gia tour nhưng bạn lại băn khoăn không biết mình cần chuẩn bị gì khi đi du lịch. Chính vì vậy, haloquangninh xin gửi đến Quý khách một số lưu ý, cũng như những kinh nghiệm du lịch Hạ Long cho người mới.


Du khách thăm quan Vịnh Hạ Long

1. Thời điểm tốt nhất đi du lịch Hạ Long?
Vịnh Hạ Long là một phần của Vịnh Bắc Bộ – nơi thời tiết có 4 mùa rõ rệt trong đó đáng lưu ý nhất là: Mùa đông (Từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau) thời tiết rất lạnh và mùa hè (Từ tháng 4 – 10) thời tiết rất nóng.

Theo xu hướng chung đối với khách trong nước thì mùa hè (Từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm) là thời điểm đông khách Việt Nam đi du lịch Hạ Long nhất. Đi vào mùa này bạn sẽ thỏa sức tắm biển, tham gia các hoạt động vui chơi khám phá trên vịnh như chèo thuyền kayak, lướt ván, nhảy dù…mùa này các dịch vụ tại Hạ Long cũng có nhiều chương trình khuyến mãi cho du khách, đặc biệt nếu bạn tham gia các tour ngủ tàu Hạ Long thì mùa này sẽ được giảm giá rất nhiều. Tuy nhiên vào mùa hè đặc biệt là các tháng 7-8 là thời điểm có nhiều bão + áp thấp nhiệt đới đổ bộ nên khi đó các hoạt động trên vịnh sẽ bị cấm. => Tốt nhất bạn nên đi vào các tháng 4-5-6 là phù hợp nhất.

Vào mùa thu ở vịnh Hạ Long cũng rất đẹp, thời gian từ tháng 9 – 11 ở Hạ Long lúc nào cũng có nắng đẹp, trời trong, thời tiết chưa lạnh lắm vẫn có thể tắm biển. Thời điểm này bão cũng ít hơn, lượng khách cũng giảm nhiều nên sẽ tránh được những cảnh xô bồ đống đúc.

Vì vậy thời điểm tốt nhất để đi Hạ Long là mùa hè đi vào các tháng 4-6, hoặc mùa thu và cuối thu tháng 9-11.

2. Chuẩn bị hành lý?
Vào mùa hè thì Hạ Long cũng giống những bãi biển nổi tiếng khác là có nắng và nóng, điều này sẽ khiến cho làn da của chị em bị tổn thương vì vậy để không bị cháy nắng thì vật dụng không thể thiếu đó là kem chống nắng, kính râm, ô mũ…

Nếu ra vịnh bạn cũng sẽ tắm biển đồng thời kết hợp thăm quan một số hang động nên việc chuẩn bị cho mình một đôi tông mềm, dễ đi sẽ tạo cảm giác thoả mái khi đi bộ thăm quan.

Đi tắm biển thì đồ bơi là vật dụng được coi là thiết yếu nhất. Vì vậy hãy chuẩn bị từ nhà cho chủ động hoặc gấp quá mà không chuẩn bị được thì có thể đến bãi biển thuê với giá cả cũng khá phải chăng từ: 25.000 – 50.000 VNĐ tuỳ loại. Nếu bạn cho trẻ đi cùng thì phao bơi là rất quan trọng.

Nếu bạn là người có đam mê về nhiếp ảnh thì máy ảnh là vật dụng không thể thiếu, bạn đừng để mình phải hối hận vì đã không mang chiếc máy ảnh đi vì nơi đây có khung cảnh tuyệt đẹp.

3. Lộ trình và Phương tiện đi lại?
Nếu bạn ở các tỉnh thành xa thì tốt nhất di chuyển đến Hà Nội, từ đây sẽ có nhiều lựa chọn phương tiện để di chuyển tới Hạ Long. Từ Hà Nội tới Hạ Long là 170km, thời gian di chuyển tới khoảng 3-4 giờ đồng hồ đi bằng ô tô.

Bạn có thể đến Hạ Long bằng nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, xe buýt, xe máy và cả tàu hỏa.
Nếu bạn đi bằng ô tô thì các xe tới Hạ Long thưởng tập trung tại bến xe Mỹ Đình, Lương Yên, chuyến đầu tiên khởi hành lúc 6h sáng và chuyến cuối lúc 17h chiều, các chuyến cách nhau từ 5-15 phút, đến bến xe Bãi Cháy ở Hạ Long, giá vé giao động từ 100,000 đ/ người đối với xe ghế ngồi và 200,000đ đối với xe giường nằm.
Đi phượt Hạ Long bằng xe máy thì từ Hà Nội các bạn có thể di chuyển theo hai lộ trình sau: Lộ trình thứ nhất Hà Nội theo đường 5 đến ngã Sài Đồng đi Bắc Ninh, theo đường 18 qua Phả Lại, Chí Linh, Đông Triều, Uống Bí và Hạ Long, tổng chiều dài khoảng 155km. Lộ trình thứ hai là Sân bay Nội Bài – Bắc Ninh – Quốc lộ 18A qua Phả Lại – Sao Đỏ – Đông Triều – Uông Bí – Hạ Long tổng chiều dài khỏang 160km.
Một số lưu ý khi di chuyển bằng xe máy an toàn và tránh bị bắn tốc độ:
• Đoạn từ đường rẽ Nội Bài ra cao tốc Bắc Ninh – Lạng Sơn: chú ý xi nhan khi chuyển làn.
• Bắc Ninh – Phả Lại: Đi đúng tốc độ 50 trong nội đô, chú ý các vạch liền ở các khu Công nghiệp…
• Đoạn Sao Đỏ: Có bắn tốc độ + đè vạch (qua chỗ đường rất hẹp … có vạch liền.)
• Đoạn gần đến rừng thông ( … ) hạn chế tốc độ 40 km/h.
• Trạm cân trước khi đến cửa Tuần Châu hạn chế tốc độ.
• Ha Nội – Đường 5: Qua các khu đông dân cư đi đúng tốc độ cho phép = 50.
• Từ Quán Gỏi ra đến – Uông Bí: đoạn nội đô gần Quán Gỏi có bắn tốc độ.
• Kinh nghiệm du lịch bụi Hạ Long, các bạn lưu ý chạy đúng với tốc độ cho phép. Tuyệt đối không được phóng nhanh, vượt ẩu, đi nhẹ nói khẽ, đi đến nơi về đến chốn.

Bạn cũng có thể lựa chọn tàu hỏa để du lịch Hạ Long Express khởi hành từ ga Gia Lâm mất khoảng 5 tiếng đến Hạ Long với giá khoảng 100,000 đ/ chiều/người.

4. Khách sạn có giá tốt ở Hạ Long?
Có rất nhiều nhà nghỉ và khách sạn ở Hạ Long từ 2, 3 và 4 sao nằm trong khu du lịch Bãi Cháy để bạn lựa chọn. Giá phòng dao động từ 250.000 vnđ trở lên, hơn nữa quanh khu vực này có có nhiều nhà hàng, quan ăn ngon với giá cả tương đối hợp lý.
Bạn có thể tham khảo một khách sạn sau: Van Nam Hotel (địa chỉ: Vườn Đào, Hạ Long. Với mức giá thấp nhất khoảng $10, là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí. Vị trí đẹp, thuận tiện và gần bãi biển, phục vụ thân thiện nên đây là khách sạn giá rẻ hàng đầu ở Hạ Long); Alex (Hai Ninh) Hotel (địa chỉ Số 28A Phố Anh Đào. Vị trí xa hơn một chút, các vật dụng, nội thất ở mức tạm ổn nhưng với giá chỉ từ $8 – $10, đây cũng là 1 lựa chọn giá rẻ tương đối phổ biến của du khách); Hạ Long Plaza (08 đường Hạ Long); Hạ Long Dream (10 đường Hạ Long); Mithrin (đường Hùng Thắng); Hạ Long Pearl (bãi Cháy); Hạ Long Bay (đường Hạ Long); Bạch Đằng (02 Hạ Long); Công Đoàn Bãi Cháy (đường Hạ Long); Moon Light (đường Hùng Thắng)…

6. Ăn Uống? Về ẩm thực, có khá nhiều nhà hàng từ cao cấp đến bình dân để bạn lựa chọn khi đến Hạ Long. Tiêu biểu như: nhà hàng Mithrin (Hùng Thắng, Bãi Cháy); nhà hàng Panorama (168 Hạ Long, Bãi Cháy); nhà hàng Sơn Ca (98 Bến Tàu); nhà hàng Biển Xanh (08 Lê Thánh Tông); nhà hàng Hải Ninh (khu 3, Vườn Đào); nhà hàng Thiên Lý (Lý Thường Kiệt, Cửa Ông)… Nếu muốn thưởng thức các đặc sản biển Hạ Long, bạn có thể đến Sea Food Restaurant (đường Hạ Long); nhà hàng Thu Hường (đường Hạ Long); nhà hàng Nỗi Nhớ (đường Trần Hưng Đạo)…

7. Giá vé thắng cảnh tham quan vịnh Hạ Long?
– Vé tham quan:+ 290.000đ/người/tuyến (bao gồm 250 000đ vé thăm quan trên mặt nước, vé điểm thăm quan của tuyến, và 40 000đ vé vào cổng cảng Tuần Châu): từ ngày 1/4/2017 ban quản lý vịnh Hạ Long thu phí theo cả tuyến chứ không thu theo từng điểm thăm quan như trước, do vậy phí thăm quan vịnh Hạ Long tăng và số điểm thăm quan theo từng tuyến cũng tăng. Các tuyến thăm quan phổ biến được nhiều du khách lựa chọn là Tuyến 1 và Tuyến 2 theo bên dưới, nếu du khách muốn thăm quan điểm thăm quan khác tuyến phải mua vé thăm quan cả tuyến có điểm thăm quan đó.

Tuyến 1, thời gian 3 – 4 tiếng: hòn chó đá, hòn đỉnh hương, làng chài ba hang, hòn trống mái, động thiên cung, hang đầu gỗ ( chưa bao gồm 60 000đ/khách thuyền nan thăm quan 3 Hang).

Tuyến 2, thời gian 5- 6 tiếng: hòn chó đá, hòn đỉnh hương, làng chài ba hang, hòn trống mái, hang sửng sốt, đảo ti tóp, động mê cung, hang luồn. ( chưa bao gồm 60 000đ/khách thuyền nan thăm quan 3 Hang)

Ngoài điểm thăm quan trong tuyến 1 hoặc tuyến 2, nếu du khách muốn thăm quan nhiều điểm hơn trong 1 tuyến thì phải quay lại bến và mua vé thăm quan tuyến mới thì mới được đi thăm quan tiếp, đây là quy định mới của Ban quản lý vịnh Hạ Long.

8. Giá vé tàu tham quan vịnh Hạ Long?
Tàu riêng tham vịnh Hạ Long theo tuyến 4 – 6 – 7 – 8 tiếng. Bạn tham khảo giá tàu bên dưới, giá có thể dao động theo ngày lễ hoặc ngày cuối tuần và mùa hè.

– Thuê tàu riêng thăm quan theo tuyến ở Vịnh Hạ Long, Tàu đẹp mới 48 chỗ, trang bị quạt, điều hòa sản xuất 2010:
+ Mùa thấp điểm (từ tháng 10 – tháng 4): ngày cuối tuần ( thứ 7, chủ nhật): 550 000đ/giờ, ngày thường 500 000đ/giờ

+ Mùa cao điểm ( từ tháng 5 – tháng 9); ngày cuối tuần ( thứ 7, chủ nhật): 700 000đ/giờ, ngày thường 600 000đ/giờ.

+ Tàu du thuyền VIP( tàu sắt, bao gồm quạt, điều hòa, karaoke): 1.200.000đ/giờ tương đương 4.800.000đ/tàu (tuyến 4 tiếng) ~ 7200.000đ/ tàu (tuyến 6 tiếng) ~ 9600.000đ/tàu (tuyến 8 tiếng),

Thực đơn dịch vụ ăn trên tàu riêng từ 120.000đ/ – 150 000đ/suất: ( tôm chiên, mực xào cần tỏi, cá sốt xì dầu, nộm sứa tai lợn, ngao xào me, đậu hoặc trứng, cá kho hoặc thị kho, rau xào, cơm trắng, hoa quả)