“Nhổ răng số 8 hàm dưới có nguy hiểm hay không?” là câu hỏi mà tất cả những ai đã - đang mọc răng số 8 ở hàm dưới đều lo lắng và đặt ra. Vậy thì liệu nhổ nó có nguy hiểm như mình nghĩ hay không? Khi nào thì nên nhổ? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, hãy cùng theo chân Smile One để biết được đáp án mình cần!
Xem thêm: Nhổ răng số 8 hàm dưới
Nhổ răng khôn hàm trên hay hàm dưới nguy hiểm hơn?

Nhổ răng số 8 hàm dưới thật ra là có phần khó hơn nhổ răng số 8 hàm trên chứ không phải là nguy hiểm!
Nhiều người cho rằng nhổ răng số 8 hàm hàm trên nguy hiểm hơn răng khôn hàm dưới. Vì răng số 8 hàm trên có vị trí gần với hệ thần kinh, đặc biệt là gần với mắt, nếu như có sai sót xảy ra thì sẽ cực kỳ ảnh hưởng tới hệ thần kinh và thị giác của bạn.
Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Vì đa số kích thước hàm dưới nhỏ hơn so với hàm trên, nên răng khôn hàm dưới mọc sẽ có xu hướng mọc lệch hay là mọc ngầm nhiều hơn so với hàm trên. Vì vậy mà các ca nhổ răng tại các Nha khoa thường là nhổ ở hàm dưới.
Nhưng với tốc độ phát triển của y khoa hiện nay thì việc nhổ bỏ răng khôn chỉ là vấn đề “có nên hay không” - tức là răng khôn của bạn có được các bác sĩ khuyên bỏ hay không chứ không còn liên quan đến vấn đề khó hay không. Vì các Nha khoa tại Việt Nam ta hiện nay đều áp dụng những công nghệ tiên tiến, giúp cho việc nhổ bỏ răng nhanh - gọn nhất có thể. Đặc biệt là Nha khoa Smile One có sử dụng phương pháp máy rung siêu âm giúp cho việc nhổ bỏ răng của bạn trở nên nhanh, kích thích quá trình hồi phục diễn ra nhanh. Nên bạn không cần phải lo lắng khi răng số 8 của mình mọc lệch, mọc ngầm và cần nhổ bỏ nữa!
Khi nào nên nhổ bỏ răng số 8?

- Khi việc mọc răng số 8 gây ra các biến chứng như: đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, sâu răng.
- Khi răng hàm số 8 chưa gây ra biến chứng, nhưng quá trình mọc răng số 8 có tạo nên khe giắt thức ăn, về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng đến răng kế bên.
- Răng hàm số 8 mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng lại không ăn khớp với răng đối diện hoặc không có răng đối diện để ăn khớp, làm răng hàm số 8 trồi dài xuống hàm đối diện. Việc này tạo bậc thang giữa răng hàm số 8 và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét hoặc gây nên vướng víu; khó nhai, khép miệng, thậm chí gây nướu hàm đối diện.
- Răng hàm số 8 mọc thẳng, không bị cản trở bởi xương và nướu, đủ chỗ, nhưng hình dạng răng hàm số 8 bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh và lâu ngày sẽ gây sâu răng hoặc viêm nha chu răng bên cạnh.
- Răng hàm số 8 của bạn bị bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng. Việc này xảy ra sẽ có thể khiến lây lan sang răng bên cạnh nếu như bạn để lâu ngày.
- Nhổ răng hàm số 8 để: làm răng giả, chỉnh hình, hoặc nhổ bỏ để phòng ngừa các vấn đề đau, khó nhai sau sinh hay răng hàm số 8 là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.
Tất cả các trường hợp như vậy sẽ được các y bác sĩ khuyên nhổ bỏ để có thể đảm bảo sức khỏe răng miệng và toàn thân cho chính bản thân người bệnh.
Vậy khi nào thì sẽ không nên nhổ bỏ răng hàm số 8?