Nhóm nghiên cứu từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM) đã phát triển một tác nhân phân hủy sinh học để kiềm hãm côn trùng mà không gây độc cho chúng: như thuốc tắm xua muỗi được sử dụng trong mùa hè, cembratrienol sản phẩm công nghệ sinh học ngăn những côn trùng phàm ăn. Nếu rệp có sự lựa chọn giữa cây mạ lúa mì xử lý CBT-ol (phải) có và không có xử lý CBT-ol (trái), chúng tránh cây mạ được xử lý.

Thuốc diệt côn trùng truyền thống là những sát thủ: chúng không chỉ giết hại sâu bọ, chúng còn gây nguy hiểm cho ong và côn trùng có lợi khác, cũng như ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong đất, hồ, sông và biển. Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM) hiện đã phát triển một giải pháp thay thế đó là một tác nhân phân hủy sinh học có thể kiềm hãm côn trùng mà không làm chúng nhiễm độc.


Giáo sư Thomas Brück, chủ tịch Công nghệ sinh học tổng hợp Werner Siemens tại TU Munich cho biết: “Không những ảnh hưởng đến các loài ong, mà còn là sự tồn tại của loài người, nếu không có những con ong thụ phấn cho nhiều loại thực vật, không chỉ các cái kệ ở siêu thị của chúng ta sẽ khá trống trãi, mà chỉ trong một thời gian ngắn, khả năng cung cấp lương thực cho dân số thế giới cũng không còn được đảm bảo". Tag: phong chong moi cong trinh

Sản phẩm thuốc trừ sâu tổng hợp gây nguy hiểm không chỉ ong mà còn bọ cánh cứng, bướm và châu chấu. Chúng ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong đất, hồ, sông và biển. Việc sử dụng chúng đã gây những tranh cãi trong rất nhiều năm.

Xua đuổi thay vì gây độc

Brück và nhóm của ông đã tìm thấy một giải pháp thay thế: Thuốc chống côn trùng mà họ đã phát triển có khả năng phân huỷ sinh học và không có hại về mặt sinh thái. Phun trên cây, nó hoạt động giống như thuốc phun xua muỗi được sử dụng trong mùa hè, một loại mùi lan rộng xua đuổi côn trùng không mong muốn.

Brück cho rằng "Với cách tiếp cận của chúng tôi, đang giúp mở ra một sự thay đổi cơ bản trong bảo vệ cây trồng. Thay vì phun thuốc độc, mà chắc chắn cũng gây nguy hiểm cho các loài hữu ích, chúng tôi cân nhắc chỉ đơn thuần gây ảnh hưởng xấu lên các loài gây hại". Tag: diet chuot sieu thi nha hang

Vi khuẩn như nhà máy hóa chất

Các nhà nghiên cứu Munich lấy cảm hứng từ cây thuốc lá, loại cây sản sinh ra cembratrienol trong lá của nó, viết tắt là CBTol. Cây thuốc lá sử dụng phân tử này để tự bảo vệ khỏi sâu bệnh.

Sử dụng các thiết bị công nghệ sinh học tổng hợp, nhóm nghiên cứu của giáo sư Brück đã phân lập được gen chịu trách nhiệm cho sự hình thành các phân tử CBTol trên cây thuốc lá. Sau đó, họ đưa chúng vào hệ gen của vi khuẩn coli. Cho ăn cám lúa mì, một sản phẩm phụ từ các nhà máy hạt, vi khuẩn biến đổi gen bây giờ sản xuất các hoạt chất mong muốn.

Hiệu quả ở cả trong quy mô nhỏ và lớn

Mirjana Minceva, Giáo sư Sinh-Nhiệt động lực học tại TUM Weihenstephan Campus giải thích: “Thách thức chính trong quá trình sản xuất là tách các thành phần hoạt tính ra khỏi dung dịch dinh dưỡng vào cuối quá trình”.

Giải pháp là tách sắc ký ly tâm: một quy trình hiệu quả cao, hoạt động tốt trên quy mô công nghiệp, nhưng cho đến nay chưa từng được sử dụng để tách các sản phẩm ra khỏi quá trình lên men.

Tương tự hiệu quả chống lại vi khuẩn

Điều tra ban đầu cho thấy khi phun CBTol không độc hại đối với côn trùng, nhưng vẫn có khả năng chống rệp. Vì CBTol có khả năng phân huỷ sinh học nên nó không tích tụ. Tag: cach diet con trung trong nha

Ngoài ra, các xét nghiệm hoạt tính sinh học cho thấy cembratrienol có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn gram dương. Do đó nó có thể được sử dụng như một loại thuốc khử trùng có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh như Staphylococcus aureus (mầm bệnh nhiễm tụ cầu MRSA), Streptococcus pneumoniae (tác nhân gây bệnh viêm phổi) hoặc Listeria monocytogenes (tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn listeriosis).

Nguồn: vaas.org.vn