Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của hội tụ gió trên mực 1.500 m, ở các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa dông diện rộng; riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, chiều tối và tối 5-5 có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng cao xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: cấp 1.


* Để tiếp tục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai (BCĐ T.Ư về PCTT) yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, lốc, sét, mưa đá để thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân chủ động các biện pháp phòng, tránh. Cùng với đó, tiếp tục thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại do mưa lớn kèm dông lốc, sét, mưa đá; chỉ đạo người dân khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”; thường xuyên cập nhật thông tin, báo cáo về Văn phòng thường trực BCĐ T.Ư về PCTT. Tag: phần mềm nuôi tôm

* UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định phê duyệt phương án di dời và tái định cư khẩn cấp các hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở đất và lũ ống, lũ quét cao trên địa bàn huyện Mường Lát. Theo đó, 322 hộ dân sinh sống tại các bản, như: Trung Thắng, Ún, Sa Lung, xã Mường Lý và các bản Tung, Ma Hác, Lìn, xã Trung Lý sẽ được di dời, tái định cư. Trong đó, 149 hộ cần phải di dời khẩn cấp trước mùa mưa bão năm 2019. Theo kế hoạch, tỉnh sẽ xây dựng sáu khu tái định cư; tổng số vốn thực hiện cần hơn 65 tỷ đồng.

* Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và NT) tỉnh Quảng Trị, để bảo đảm an toàn hệ thống hồ chứa nước trong mùa mưa lũ năm 2019 và những năm tiếp theo, tỉnh cần đầu tư gần 680 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp các công trình. Toàn tỉnh có 131 hồ chứa nước với tổng dung tích thiết kế gần 423 triệu m³ nước, phục vụ tưới cho 25 nghìn ha đất canh tác, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt. Theo đánh giá, phần lớn các hồ chứa được xây dựng từ lâu, thường xảy ra hiện tượng mất an toàn hồ chứa, rất nguy hiểm trong mùa mưa bão.

* UBND huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã ban hành quyết định công bố hết bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại địa phương này. Như vậy, sau huyện Hoa Lư, huyện Nho Quan là địa phương thứ hai của tỉnh khống chế thành công bệnh dịch. Các hoạt động mua bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn và sản phẩm của lợn được phép thực hiện bình thường theo quy định của pháp luật.

* Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Giang vừa có công văn gửi UBND các huyện, thành phố thực hiện tháng cao điểm phòng, chống bệnh DTLCP. Theo đó, tháng cao điểm được thực hiện đến hết tháng 5. Trong thời gian này, các địa phương trong tỉnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh; phối hợp cơ quan chuyên môn tiếp tục tổ chức tập huấn về bệnh DTLCP cho cán bộ thú y cơ sở, trưởng thôn, các trang trại chăn nuôi lợn... Tag: phần mềm nuôi gia súc

* UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định về quy định tạm thời cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do DTLCP trên địa bàn tỉnh. Theo đó, mức hỗ trợ cao nhất khi lợn bị tiêu hủy là 4,5 triệu đồng/con. Theo quyết định của UBND tỉnh, người chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy do DTLCP sẽ được hỗ trợ năm mức tiền. Với lợn con theo mẹ được hỗ trợ 300 nghìn đồng/con; lợn cai sữa đến dưới hai tháng tuổi là 500 nghìn đồng/con; lợn thịt từ 2 đến 4 tháng tuổi là 2 triệu đồng/con; lợn thịt, lợn giống hậu bị hơn 4 tháng tuổi 3 triệu đồng/con. Riêng mỗi con lợn nái, lợn đực giống đang khai thác nhận mức hỗ trợ 4,5 triệu đồng/con. Mức hỗ trợ nêu trên được áp dụng cho tất cả hộ trực tiếp chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.

* Tỉnh ủy Thái Bình vừa ban hành công điện yêu cầu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương tạm hoãn các cuộc họp chưa thật cần thiết để tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, trừ bệnh đạo ôn hại cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ và các đối tượng sâu bệnh khác gây hại cho lúa xuân. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện toàn tỉnh có khoảng 50 nghìn ha lúa trổ bông sau ngày 5-5, phải phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại...

* Ngày 4-5, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa cho biết: Hiện rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại hơn 19 ha lúa ở 11 huyện; trong đó, 6 ha bị gây hại nặng. Sâu đục thân hai chấm gây hại nhẹ ở hai huyện Yên Định và Bá Thước; huyện Thường Xuân xuất hiện bọ xít dài. Bệnh khô vằn phát sinh trên 383 ha lúa phân bố ở hầu hết các huyện... Nhìn chung các đối tượng gây hại chính được phát hiện, phòng trừ kịp thời, cho nên diện tích lúa nhiễm bệnh giảm so cùng kỳ năm trước.

* Theo báo cáo của Sở NN và PTNT tỉnh Trà Vinh, do gặp thời tiết nắng nóng, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có hơn 700 ha tôm nuôi bị chết, chủ yếu tại hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải. Ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường quản lý, kiểm tra về mặt chất lượng nguồn tôm giống của các cơ sở cung ứng trong tỉnh. Khuyến cáo nông dân chậm thả tôm giống nuôi, do trong điều kiện nắng nóng và chuẩn bị có mưa trên diện rộng, môi trường nước sẽ có biến động lớn. Tag: pha dung dịch thuỷ canh

* Vụ đông - xuân năm nay, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) gieo cấy hơn 6.528 ha lúa, do lúa xuân chín sớm hơn so với lịch thời vụ từ 15 đến 20 ngày, cho nên bà con nông dân đang tiến hành thu hoạch. Năng suất lúa vụ xuân trên địa bàn huyện đạt hơn 62 tạ/ha. Mặc dù vào thời điểm thu hoạch, xảy ra mưa, lốc tại một số địa phương, nhưng đến thời điểm này, toàn huyện đã thu hoạch được 70% diện tích.

Nguồn: nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/40078002-khan-truong-phong-chong-dich-benh-tren-cay-trong-vat-nuoi.html