Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là hiện tượng mà rất nhiều phụ nữ phải đối mặt trong thời kỳ thai nghén. Hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, song nếu không được chữa trị sẽ làm mẹ bầu rất mệt mỏi, khó chịu.
1.Nguyên nhân bà bầu bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa thường khiến bà bầu bị táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn… Tình trạng này thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Sở dĩ bà bầu bị rối loạn tiêu hóa thường do các nguyên nhân sau:
Thời kỳ này, nồng độ hormone trong cơ thể của người mẹ có sự thay đổi: Progesterone tăng lên làm giảm nhu động ruột, dẫn đến thức ăn chậm tiêu hóa. Và táo bón là hệ quả không thể thiếu.
Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm kích thước của tử cung cũng tăng lên làm chèn ép các cơ quan nội tạng, ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung cũng là nguyên nhân góp phần làm tình trạng táo bón nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, thời kỳ mang thai, mẹ bầu phải thường xuyên bổ sung viên sắt để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm mẹ bầu bị táo bón.
Một hệ lụy thường xảy đến khi mẹ táo bón lâu ngày là làm rối loạn nhu động ruột gây nên tình trạng tiêu chảy. Hoặc có thể khi mang thai, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm với thức ăn, nhất là với những thức ăn bịn nhiễm khuẩn. Một số người còn không thể hấp thu được lactose trong các loại sữa dành cho bà bầu cũng gây nên tình trạng tiêu chảy.
Tỷ lệ tiêu chảy khi mang thai thường không nhiều như táo bón. Tuy nhiên, tiêu chảy kèm theo nôn mửa làm mẹ bầu rất mất sức và ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, sự thay đổi nồng độ hormone progesterone tăng lên làm giảm sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày khiến thức ăn và a-xít dịch vị dạ dày trào ngược trở lại thức quản làm mẹ bầu ợ hơi, đầy bụng, ăn không tiêu… rất khó chịu.
Click image for larger version. 

Name:	noi-soi-da-day-bao-tu.jpg 
Views:	22 
Size:	27.6 KB 
ID:	3936
>>> xem thêm: siêu âm thai 18 tuần tuổi
2.Cách điều trị chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên ăn uống khoa học và có chế độ vận động hợp lý. Nên ăn nhiều chất xơ như trái cây, ngũ cốc, rau quả giúp hệ tiêu hóa tốt hơn.
Mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2,5-3 lít nước/ngày. Không uống những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước có ga, vì sẽ làm cơ thể mất nước. Khi bị tiêu chảy nên tránh cơ thể mất nước, nên tăng cường uống nhiều nước trái cây, nước oresol hoặc muối đường. Mẹ bầu cần lưu ý thức ăn hàng ngày, nên ăn những thức ăn dễ hấp thu như chuối, cà rốt, táo, khoai tây… Nên cẩn trọng với những sản phẩm từ sữa, nhưng nên dùng sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi, tránh ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, chiên xào.
Mẹ bầu nên có chế độ ăn nhiều bữa trong ngày (5-6 bữa), mỗi lần ăn nên nhai kỹ để tránh bị đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, mẹ bầu tập thể dục và vận động nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga cũng cải thiện chứng rối loại tiêu hóa khi mang thai. Việc tập thể dục đều đặn không những giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh mà còn khiến tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng. Mẹ bầu ngồi một chỗ, ít vận động sẽ càng khiến tinh thần mệt mỏi, cơ thể trờ nên ù lì, chậm chạp. Trong trường hợp phải dùng thuốc như thuốc nhuận tràng…, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc uống.
Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
>>> tham khảo: chi phí khám phụ khoa