Phauthuatthammy.info - Không nấu quá chín ưu tiên rau củ quả tươi sống, có tính kiềm... giúp tế bào phát triển khỏe mạnh, hạn chế đường huyết tăng quá cao, ngăn biến chứng tiểu đường.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà đã có nhiều năm tư vấn, hỗ trợ người bệnh tiểu đường. Từ đó, cô đã đưa ra một số nguyên tắc dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường.

>>> Xem thêm: nâng mũi s line cấu trúc

>>> Xem thêm: stt ngắn hay về cuộc sống




Hạn chế nấu quá chín

Thực phẩm nấu chín quá sẽ hao hụt hoặc mất đi các khoáng chất, vitamin, protein, bột đường... Cụ thể, lượng vitamin C có thể mất đến 50%, vitamin B1 hao hụt 30%, caroten giảm 20%. Chế biến ở nhiệt độ cao và trong môi trường không có nước (rang, nướng), thành phần của tinh bột cũng bị biến đổi, cháy đen, khó tiêu hóa hoặc độc hại với cơ thể.

Chất đạm (protein) như thịt, cá, trứng, sữa khi đun nóng ở nhiệt độ 70 độ C, protein sẽ đông vón lại và bị thoái hóa. Ngoài ra, nướng thịt trên bếp lửa, mỡ cháy tạo ra cacbuahydro thơm là tác nhân gây ung thư.

Tăng thức ăn từ thực vật

Carbohydrate (chất đường bột) là nguồn năng lượng quan trọng nhất được tìm thấy trong tất cả thực phẩm chúng ta ăn vào. Mỗi loại carbohydrate có đặc tính, ưu điểm khác biệt.

Nguồn carbohydrate từ thực vật toàn phần (tươi và ít chế biến) như rau củ quả tươi sống, ngũ cốc nguyên cám... chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ, giúp tăng cường sản xuất insulin, giảm tốc độ đường vào máu, không làm đường huyết tăng quá cao.

Ăn ngũ cốc nguyên hạt ở trạng thái tự nhiên cũng giúp bệnh nhân tiểu đường giữ mức đường huyết ổn định. Việc nấu quá chín sẽ làm ngũ cốc chuyển từ dạng chỉ số đường huyết thấp thành chỉ số đường huyết cao. Vì vậy, giải pháp tối ưu cho bệnh nhân tiểu đường là dùng carbohydrate từ thực vật ở dạng nguyên chất nhằm giảm bớt áp lực cho cơ thể, cải thiện năng suất hoạt động của tuyến tụy và hồi phục sức khỏe.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy thực vật toàn phần còn có thể đẩy lùi các bệnh mạn tính khác như tim mạch, suy thận...

Hấp thụ protein từ thức ăn động vật sẽ làm tổn thương sự nhạy cảm insulin trong tế bào, trầm trọng hơn là tình trạng kháng insulin của cơ thể. Đây cũng là lý do khiến những người tiêu thụ protein động vật cao có nguy cơ tiểu đường tuýp 2 cao hơn.

Ưu tiên thực phẩm chứa kiềm, giàu oxy

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường cần chú trọng 2 tiêu chí: giàu kiềm và oxy tươi.

Theo nghiên cứu đạt giải Nobel của Tiến sĩ Otto Heinrich Warburg: nồng độ pH trong cơ thể thấp hơn bình thường (nhỏ hơn 7,365) tạo nên môi trường axit, nồng độ oxy trong mô thấp - điều kiện khiến tế bào dễ chuyển thành tế bào ung thư. Ngược lại, khi pH cao tức là môi trường kiềm, nồng độ oxy trong các mô cao, đây cũng là điều kiện để các tế bào phát triển khỏe mạnh.

Qua quá trình tiêu hóa, thực phẩm vào cơ thể sẽ tạo nên một môi trường pH nhất định. Có những thực phẩm tạo ra môi trường axit và cũng có loại mang đến tính kiềm.

Sự thật là chúng ta có thể chữa lành các loại bệnh tật bằng cách khôi phục lại môi trường kiềm, giàu oxy cho cơ thể. Thông qua chế độ dinh dưỡng thích hợp với những thực vật giàu tính kiềm, ngăn việc sản sinh axit dư thừa, giải độc lượng axit tồn đọng, cân bằng độ pH trong cơ thể một cách tự nhiên.

Ngoài ra, những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường có nguyên nhân chính từ lượng đường trong máu cao. Đường trong máu cao tác động đến mạch máu dẫn đến biến chứng tại các cơ quan được mạch máu đó nuôi dưỡng. Lúc này, nếu khắc chế được sự tổn thương tại mạch máu thì sẽ ngăn chặn diễn tiến của biến chứng. Tác nhân có thể khắc chế tiến trình phát triển và biến chứng của bệnh tiểu đường bằng con đường này chính là nitric oxide (NO).

Nitric oxide có tác dụng rõ rệt trong việc mở rộng mạch máu để tăng dòng chảy của máu, đưa oxy và các chất dinh dưỡng vào tế bào cơ, điều khiển lưu lượng máu đến từng phần của cơ thể. Các thực phẩm tăng sản sinh nitric oxide là hạnh nhân, oliu, yến mạch, lạc, vừng, các hạt họ đậu (đậu nành, hạt óc chó), khoai sọ, rau xanh (cải, xà lách, súp lơ...), củ cải đường, dưa hấu, nho tím, lựu...

Sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật ngoài việc tăng cường sức khỏe hệ tim mạch còn có nhiều lợi ích khác. Thói quen ăn món nhiều dầu mỡ cũng cần được loại bỏ để cơ thể khỏe mạnh.