1. Nôn ói nhiều mất kiểm soát
Trong 3 tháng đầu mang thai, buồn nôn, ói mửa do ốm nghén là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Thông thường, ốm nghén sẽ bớt dần khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ 2, nhưng cảm giác buồn nôn vẫn có thể theo đến tận cuối thai kỳ. Ốm nghén, buồn nôn không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi.
Hiện tượng này chỉ trở nên bất thường và đáng lo khi bầu nôn quá nhiều. Nếu để tình trạng kéo dài, rất dễ làm mẹ bầu giảm cân, chóng mặt, mất nước và mất cân bằng điện giải. Vì vậy, khi bị ói mửa quá nhiều không kiểm soát, mẹ bầu nên đi thăm khám để được theo dõi và điều trị.
Đính kèm 4296
2. Đau đầu, sưng phù cơ thể
Đau đầu nhẹ hoặc đau nửa đầu khi mang thai là hiện tượng không mấy đáng lo, ngay cả chuyện sưng phù vì cơ thể bị giữ nước khi mang thai cũng vậy. Tuy nhiên, nếu bầu đột nhiên đau đầu, ăn uống kém, mặt và bàn tay sưng phù bất thường, đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Lúc này, không gì cần thiết bằng chuyện thăm khám bác sĩ để được theo dõi và điều trị bệnh.
3. Ngứa vùng kín khi mang thai
Hiện tượng “cô bé” ẩm ướt nhiều hơn trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai, là triệu chứng khá phổ biến. Tình trạng chỉ trở nên báo động khi dịch ra quá nhiều, có mùi hôi, gây ngứa ngáy. Đây rất có thể là dấu hiệu bầu đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
Các bệnh này nếu không được điều trị dứt điểm trong thai kỳ rất dễ gây hại cho thai nhi. Vì vậy, thay vì e ngại, bầu nên đi thăm khám phụ sản để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đúng thời điểm, bảo đảm an toàn cho sức khỏe mẹ lẫn con.
>>> xem thêm: siêu âm thai 17 tuần
4. Bà bầu bị sốt cao
Thân nhiệt phụ nữ mang thai nóng hơn bình thường, nhưng khi sốt cao quá 38 độ, đó có thể xem là dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân gây sốt thông thường là do bệnh nhiễm trùng, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi nếu không điều trị kịp thời.
Sốt cao kèm phát ban, đau khớp là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này cực kỳ nguy hiểm, bởi chúng có thể gây ra dị tật điếc bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, khi phát hiện mình sốt cao, bầu nên yêu cầu anh xã, người nhà đưa mình nhập viện hoặc đi thăm khám để kết luận bệnh.
5. Ra máu bất thường
30% phụ nữ mang thai bị ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ và 50% trong số này phải đối diện với nguy cơ sảy thai cao. Nếu đó chỉ là một vài đốm máu nhỏ ở đáy quần, mẹ bầu có thể yên tâm bởi không có gì quá đáng lo.
Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều hoặc ra liên tục trong 2 giờ liền, đồng thời máu có màu đỏ tươi, chắc chắn thai nhi trong bụng đang gặp nguy hiểm. Trường hợp đầu tiên dự đoán là dọa sảy thai khi bầu bị ra máu nhiều, đau bụng kèm hiện tượng chuột rút. Trường hợp thứ 2 có thể là mang thai ngoài tử cung nếu ra máu nhiều kèm đau bụng dưới dữ dội.
Ngay khi phát hiện những bất thường trên, mẹ bầu nên đi thăm khám ngay để được bác sĩ kiểm tra, theo dõi và xét nghiệm để tìm nguyên nhân.
6. Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên
Ốm nghén gây ra hoa mắt, chóng mặt, nhưng nếu quá thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Nếu bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, chỉ cần đứng lên, ngồi xuống cũng đã cảm thấy chóng mặt, nên đi khám để bảo đảm an toàn cho bản thân lẫn thai nhi.
7. Đi tiểu bị đau buốt hoặc ra máu
Hiện tượng đau buốt hoặc ra máu khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không trị dứt điểm trong 3 tháng đầu mang thai, bệnh rất dễ gây sinh non.
>>> tham khảo: dịch vụ chăm sóc bà đẻ tại bệnh viện
viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 1