Có trong tay những sản phẩm giúp quảng bá hình ảnh như tờ rơi, brochure… đòi hỏi quá trình in ấn vô cùng tỉ mỉ. Ấy thế nhưng khâu gia công trong in ấn mới thực sự là công đoạn đáng được quan tâm và chú ý đến nhất. Chính vì thế, hãy cùng socprinting.vn tìm hiểu về công đoạn này cũng như các kỹ thuật gia công trong in ấn.

Có thể nói đến việc gia công trong in ấn cũng như các các công đoạn gia công trong in ấn cũng quan trọng không kém việc chọn mực in, máy in hay giấy in mà mọi khách hàng quan tâm.

Gia công trong in ấn có rất nhiều bước:

1)Cấn: Là công đoạn gia công trong in ấn mà ở đó sự dụng máy dập nhằm tạo sự đồng nhất cho sản phẩm in ấn, nhằm tạo ra nếp gấp cho các sản phẩm in. Chúng ta có thể dễ bắt gặp công đoạn gia công trong in ấn này đối với các loại sản phẩm như catalogue, bao bì, hộp sản phẩm…

Nói tới cấn thì mở rộng ra ta có một hình thức gia công trong in ấn khác rất thông dụng hiện này là cấn màng. Vậy cấn màng là gì?

Cấn màng là loại hình gia công trong in ấn sử dụng phổ biến đối với gia công bán hàng, bao gồm bốn loại chính:

- Cấn màng mờ: Đẹp mắt và sử dụng nhiều và thông thường sẽ được tính giá theo cm2 .
- Cấn màng láng: Loại này nhìn cũng tương tự như cán màng mờ nhưng nhìn láng như được phủ một lớp nhựa, nhìn không được tự nhin như cán màng mờ. Thêm vào đó là giá thành của công đoạn gia công trong in ấn bằng hình thức cán màng láng thì giá thành rẻ hơn so với cán màng mờ.
- Cấn định vị: Loại này ít được các nhà in sự dụng do giá thành cao rất nhiều so với cán màng mờ và cán màng láng.
- Cán định vị nghệ thuật: Được coi như một loại cán màng độc đáo nhưng chỉ tiếc là chưa thịnh hành tại Việt Nam do đòi hỏi chất liệu in phải đa dạng và giá thành cao.

Tiếp theo không thể không nói đến một hình thức gia công trong in ấn tương đối phức tạo hơn, là Bế.

2) Bế: tạo ra một khuôn mẫu , hình dạng đúng như mẫu thiết kế để sau đó cho vào máy cắt. Vì dụ về thành phẩm sẽ là những hình ảnh nổi tạo cảm giá 3D cho sản phẩm khi sử dụng dao cắt chuyên dụng và đã được cài đặt, thiết lập sẵn hình dạng để cắt bản in theo hình dạng nào đó mà khách hàng mong muốn.

3) Phủ UV: Là hình công đoạn gia công trong in ấn mà phủ một lớp trong suốt để giúp sản phẩm được đẹp ( ví dụ thiệp cưới). Mục đích của công đoạn gia công trong in ấn này là tạo sự tương phản ánh sáng, long lanh và tăng vẻ sang trọng cho sản phẩm. Thường có 2 loại phủ UV chính:

- Phụ UV toàn bộ sản phẩm.

- Phụ UV trên một số chi tiết nhất định của sản phẩm.

4) Dập chìm, dập nội: Dùng để tạo các hình ảnh chìm, nổi đối với các sản phẩm cần có hình ảnh có đường nét ( thiệp cưới) . Tuy nhiên, cần cân nhắc về sự hài hòa về màu sắc và các yếu tố chìm, nổi của sản phẩm để nhìn được tự nhiên.