Ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), nơi nổi tiếng với đàn bò, đồng cỏ, những người góp phần không nhỏ tạo nên thương hiệu sữa tươi Mộc Châu, không ai khác, chính là lực lượng lao động đồng bào dân tộc…

“Ba chung” với chủ.

Tảng sáng chớm đông trên cao nguyên rét ngọt, nhưng chị Giàng Thị Lanh đã thức dậy trước đó cả tiếng đồng hồ. Chị Lanh bảo, bắt đầu từ 4h sáng, công việc vắt sữa bò phải được chuẩn bị, gồm đưa máy vắt ra khu nuôi, vệ sinh dụng cụ và quần áo bảo hộ cũng như khử trùng.


6 rưỡi sáng, việc vắt sữa cơ bản đã xong, khi sữa được chở ra trạm thu mua bằng xe chuyên dụng, chị Lanh lại tất tả với việc băm cỏ để phối trộn, làm thức ăn cho đàn bò. Ngày nào cũng vậy, bất kể mưa nắng, bò sữa phải được vắt sữa 2 lần trong ngày, tiếp đó là những công việc khác trong trang trại. “Điều cần nhất ở người làm thuê là phải coi những công việc đó như việc nhà của mình, chăm lo chu đáo, không được sơ sểnh”, chị Lanh nói.

Cùng với chị Lanh, anh Sồng A Châu, chồng chị, cũng đến xin việc làm tại đây chỉ sau vợ 3 tháng. Anh Châu bảo, ở nhà cũng không có việc làm, suốt ngày rượu, con cái nheo nhóc, học hành bữa được bữa không. Tag: phần mềm quản lý trang trại

Lặn lội từ xã Sông Câu, huyện Phù Yên (Sơn La) xuống Mộc Châu, may mắn đã mỉm cười với vợ chồng chị Lanh, anh Châu khi gia đình ông Nguyễn Thạch Lỏi, một chủ trang trại bò nức tiếng nơi đây, nhận vào làm việc. Không những thế, ông Lỏi còn bố trí chỗ ở ngay tại trang trại cùng với gia đình ông. Ăn cùng, ở cùng, và thậm chí, sắp tới, những đứa con của vợ chồng anh Châu, chị Lanh cũng sẽ được đi học mầm non cùng cháu nội ông Lỏi. “Vậy là 3 cùng với chủ rồi còn gì nữa”, anh Châu phấn khởi.

Thế mà thấm thoát đã hơn 2 năm, cặp vợ chồng người Mông này gắn bó với những con bò, với đồng cỏ và giờ giấc sinh hoạt, làm việc rất “khoa học và kỹ thuật”. Ông Lỏi bảo, lý do để ông giữ họ lại trong trang trại của mình nhiều năm nay vì họ làm việc rất chăm chỉ và chu đáo - những đức tính cần phải có trong nghề chăn nuôi vất vả sớm khuya này.

Gia đình ông Lỏi sử dụng khoảng 10 lao động phục vụ nuôi bò, vắt sữa và ép phân bùn. Lực lượng lao động này chủ yếu là đồng bào dân tộc đến từ các huyện Yên Châu, Bắc Yên, Phù Yên… Mỗi tháng, ngoài hỗ trợ ăn ở, ông Lỏi trả lương cho họ hơn 5 triệu đồng/người. Tag: quản lý trang trại trực tuyến

“Vợ chồng Châu - Lanh mỗi tháng bỏ túi chục triệu, gom mấy tháng có một khoản lớn lại nhờ tôi đi gửi ngân hàng, làm sổ tiết kiệm. Chả mấy nữa mà họ có tiền xây nhà, sắm xe, nuôi con ăn học”, ông Lỏi cho hay.

Cũng như trang trại nhà ông Nguyễn Thạch Lỏi, hàng chục trang trại nuôi bò tại Mộc Châu sử dụng lao động là đồng bào dân tộc các huyện lân cận của tỉnh Sơn La. Có thể nói, tạo việc làm, thu nhập ổn định, chấm dứt cảnh di cư tự do để tìm sinh kế, đồng thời, được sống trong môi trường vùng chăn nuôi bò sữa gồm toàn những gia đình lao động lương thiện, an toàn, xen kẽ và cùng làm việc với các gia đình, các dân tộc khác là một môi trường sống thuận lợi đối với đồng bào dân tộc.

Làm cỏ cho bò ăn

Với đặc thù là vùng đất biên giới tiếp giáp với Lào, địa hình núi cao và nhiều lối mòn hoang vu qua lại nên Mộc Châu mặc nhiên trở thành nơi có số cư dân bị cuốn vào những phi vụ vận chuyển, tàng trữ, buôn bán trái phép chất ma túy nhiều nhất Tây Bắc. Tạo việc làm cho người dân, xây dựng môi trường sống lành mạnh, khuyến khích làm giàu đang là phương án khả thi nhất, giúp các vùng dân cư tránh xa ma túy, bỏ hẳn di cư tự do và bị lôi kéo vào các hoạt động mạo danh tôn giáo trái phép. Tag: phần mềm nuôi tôm

Gánh vác trách nhiệm này, không ai khác, chính là Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu, mà trực tiếp là những công nhân, chủ trang trại bò. Đây được coi là một nhiệm vụ và ân nghĩa với vùng đất mà DN đã đứng chân, cũng là cơ hội dành cho người nông dân địa phương.

Siêu thị phục vụ đồng bào dân tộc

Với diện tích 2.700m2, tầng 2 của siêu thị Mường Thanh Mộc Châu, được chia làm 4 khu vực: Đồ gia dụng, điện dân dụng, hóa mỹ phẩm thời trang và khu vui chơi cho thiếu nhi. Tầng 1 của siêu thị là nơi bày bán các mặt hàng như thực phẩm khô - tươi, trái cây, sữa, nước ngọt, bánh kẹo…

Nếu như những ngày mới khai trương, siêu thị Mường Thanh Mộc Châu khá vất vả để thu hút khách, bởi người dân ở Mộc Châu chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường - những người chưa có thói quen mua sắm trong siêu thị. Thì giờ đây, vào ngày nghỉ, ngày lễ, từ khi mở cửa (6h sáng), đến khi đóng cửa (22h đêm), siêu thị luôn nhộn nhịp khách ra, vào.

Chị Giàng Thị Lanh bảo, mỗi lúc rảnh rỗi, khi công việc đã xong, 2 vợ chồng chị thường ra siêu thị để mua đồ cho gia đình. Khi thì vài cái xoong, chảo, khi thì lại cái quạt điện, nồi cơm… Việc mua sắm để chuẩn bị kế hoạch “dài hơi”, khi kết thúc việc làm thuê ở trang trại bò trở về quê xây dựng cuộc sống mới.

Là huyện có kinh tế - xã hội phát triển của tỉnh Sơn La, nhưng đến nay, siêu thị Mường Thanh Mộc Châu vẫn là siêu thị đầu tiên và duy nhất ở địa phương này. Vừa phải cạnh tranh với chợ truyền thống, vừa phải nghĩ cách để thay đổi tư duy mua sắm của đồng bào dân tộc ở đây, nên ngay từ đầu, Ban giám đốc siêu thị Mường Thanh Mộc Châu xác định, để hoạt động hiệu quả, phải có một cách làm riêng. Từ việc lựa chọn hàng hóa chất lượng nhưng có giá bán phù hợp với điều kiện của đồng bào, đến việc phục vụ như thế nào để bà con tin tưởng, gắn bó.

Theo đó, những ngày đầu, nhân viên siêu thị phải rất kiên nhẫn để giới thiệu bà con khu vực nào bày bán gì, đồng thời hướng dẫn bà con lựa chọn hàng hóa cẩn thận, ngoài việc hướng dẫn bà con cách sử dụng, siêu thị còn duy trì chế độ hậu mãi, bảo hành rất chu đáo.

Ông Bùi Tiến Hà, GĐ siêu thị Mường Thanh Mộc Châu, cho biết: Nhân viên chúng tôi tuyển vào phục vụ trong siêu thị có đến 70% là đồng bào dân tộc. Vừa để tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, vừa để có thể phục vụ bà con một cách tốt nhất. Dù khách hàng là người Mông, Dao, Thái hay Mường, nếu không biết tiếng phổ thông thì đều có nhân viên biết tiếng dân tộc để hướng dẫn, giải thích.

Nguồn: nongnghiep.vn/noi-dong-bao-dan-toc-tiep-can-voi-chan-nuoi-cong-nghe-va-di-sieu-thi-post230890.html