Cuộc sống ngày càng hiện đại đồng nghĩa với việc các cơ sở vật chất để chăm sóc sức khỏe con người ngày càng cao. Tuy nhiên, độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa là một việc đáng báo động. Trong đó, không thể không nhắc đến bệnh lý suy giảm nhận thức
Nếu như trước đây, bệnh suy giảm nhận thức được nhắc đến là căn bệnh thường gặp ở người già thì hiện tại triệu chứng suy giảm nhận thức dần xuất hiện ở những người trẻ từ 35 tuổi trở đi. Với hiện trạng đó, bạn chắc chắn không thể bỏ qua những thông tin chi tiết dưới đây về căn bệnh này
1. Suy giảm nhận thức là gì và do nguyên nhân nào?
Suy giảm nhận thức được xem là tình trạng khi trí nhớ dần bị giảm sút kéo theo sự suy giảm các chức năng khác như nhận thức ngôn ngữ, mất tập trung hoặc giảm khả năng định hướng không gian,…
Tuy nhiên, bệnh suy giảm nhận thức nhẹ là mức độ nhiều người gặp phải nhất. Ở mức độ này, dù hoạt động có hiệu quả kém hơn so với trước nhưng vẫn chưa dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày. Ngay từ giai đoạn này, bạn cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tình trạng.

Mối nguy hiểm của suy giảm nhận thức
Tham khảo thêm:
+ triệu chứng bệnh đau dây thần kinh tọa
+ Đau dây thần kinh liên sườn
Có hàng loạt các nguyên nhân gây ra suy giảm nhận thức thể nhẹ mà bạn nên biết và chúng được chia làm 2 nhóm chính:
Thứ nhất, giảm nhận thức xuất phát từ những căn bệnh tồn tại trong cơ thể như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, suy giảm hormone hay thậm chí là béo phì,… Mỗi căn bệnh sẽ có những tác động khác nhau gây ra suy giảm nhận thức. Chẳng hạn như khi bạn bị bệnh tiểu đường, các mạch máu bị tổn thương sẽ dẫn đến teo não và làm giảm kích thước vùng lưu trữ trí nhớ.
Thứ hai, chứng suy giảm nhận thức bắt nguồn từ những thay đổi trong não bộ khác với những bình thường như giảm sử dụng đường glucose trong não, các khoang não thất lớn hoặc vùng hải mã có chức năng ghi nhớ ngày càng nhỏ lại.
2. Nguyên nhân bệnh suy giảm nhận thức
Nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức là do:
+ Các gốc tự do:
Khi bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng các nguyên tử hay phân tử sẽ tạo thành các gốc tự do. Chúng sẽ tấn công vào mảng tế bào thần kinh, khiến cho tế bào thần kinh bị thiếu năng lượng, dẫn đến lão hóa tế bào nào, làm suy giảm trí nhớ, hay quên.
+ Tăng huyết áp:
Tăng huyết áp khiến các mạch máu trong não bị tổn thương, tăng nguy cơ mất trí nhớ.
+ Bệnh tiểu đường:
Bệnh làm cho các mạch máu bị tổn thương, gây teo não, giảm kích thước vùng lưu giữ trí nhớ.
+ Suy giảm hormone:
Các hormone: estrogen, DHEA, testosterone, pregnenolone bị suy giảm làm ảnh hưởng tới chức năng nhận thức.
+ Béo phì:
Thừa cân khiến cho vùng hải mã tại thùy thái dương bị nhỏ lại và gây ra suy giảm chức năng nhận thức.
3. Triệu chứng suy giảm nhận thức thể nhẹ đến nặng
Với những biểu hiện dễ dàng nhận biết được, suy giảm chức năng nhận thức còn nhẹ có thể nhanh chóng phát hiện và chữa trị kịp thời với những dấu hiệu nhận biết cụ thể như: người mắc bệnh thường xuyên quên mọi thứ đã xảy ra hay những thông tin liên quan đến các cuộc trò chuyện, các bộ phim, các quyển sách đã đọc ngày càng nhanh chóng bị quên lãng. Không chỉ như vậy, suy giảm nhận thức còn khiến bạn trở nên chậm chạp và thường tốn nhiều thời gian để suy nghĩ. Tâm trạng của người bệnh cũng bị ảnh hưởng không ít khi luôn trong trạng thái lo lắng, khó chịu nguy hiểm hơn là trầm cảm.
Triệu chứng suy giảm nhận thức gồm có các biểu hiện sau:
+ Tình trạng quên mọi thứ xảy ra thường xuyên hơn
+ Khả năng ghi nhớ lại các cuộc trò chuyện, các chi tiết trong bộ phim bạn đang xem hay cuốn sách bạn đang đọc bị mất đi.
+ Gặp rắc rối khi tìm đường
+ Mất nhiều thời gian để suy nghĩ, đưa ra quyết định chậm chạp.
+ Tâm trạng hay rơi vào trạng thái lo lắng, thờ ơ, khó chịu, hung hăng, trầm cảm.
+ Khó khăn trong việc đưa ra các bước để hoàn thành mục tiêu công việc hoặc giải thích, hướng dẫn.
4. Phương pháp chữa trị suy giảm nhận thức chuẩn khoa học
Cách chữa trị cho các chứng suy giảm nhận thức nhẹ không khó nếu bạn kịp thời phát hiện bệnh. Tại bệnh viện An Việt, hàng loạt các phương pháp hiện đại sẽ được áp dụng vào phác đồ điều trị của bạn sao cho phù hợp nhất với tình trạng bệnh. Tùy theo mức độ, các phương pháp điều trị cũng có mức độ tăng dần với các phương pháp cơ bản sau.
Phương pháp chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và kết quả cận lâm sàng để đưa ra kết quả chính xác nhất dựa trên thang điểm quốc tế từ chuyên gia.
Phương pháp kiểm tra hệ thần kinh để đánh giá cơ bản hoạt động của hệ thần kinh và não bộ
Phương pháp xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân thực thể ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ dẫn đến suy giảm nhận thức.
Phương pháp kiểm tra trạng thái tâm thần với bài kiểm tra chuyên biệt trong 10 phút để bệnh nhân trả lời các câu hỏi giúp nhận ra các thay đổi và nguyên nhân gây ra triệu chứng suy giảm nhận thức.
Tham khảo tại: