Tối 14.10, Lễ tôn vinh và trao danh hiệu 63 nông dân Việt Nam xuất sắc 2018 sẽ được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Phóng viên Báo NTNN phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Cường (ảnh) - Bộ trưởng Bộ NNPTNT (đơn vị phối hợp tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam) về đóng góp của nông dân trong xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp.

Làm nên nhiều kỳ tích

Xin Bộ trưởng cho biết, vai trò của nông dân trong quá trình phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ an ninh trật tự?

- Phải khẳng định, nông dân Việt Nam từ ngàn đời nay luôn giữ vững đức tính cần cù, chịu khó và vô cùng sáng tạo. Trong bối cảnh tài nguyên đất đai hữu hạn, bình quân diện tích đất trên đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới, thiên tai đe dọa thường xuyên và ngày càng diễn biến phức tạp nhưng những người nông dân chân chất của chúng ta vẫn chịu khó, vượt qua nhiều khó khăn để làm nên kỳ tích. Đó là đẩy mạnh thi đua sản xuất kinh doanh, tạo ra sản lượng nông sản lớn, đảm bảo chất lượng, không chỉ cung cấp đủ cho thị trường trong nước vô cùng phong phú với 100 triệu dân mà còn tạo ra khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn.


Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, đến nay, nông sản của Việt Nam đã đến được 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 35 tỷ USD, năm 2018, con số này là 40 tỷ USD. Nếu không có sự đóng góp của nông dân, chúng ta không làm nên được kỳ tích đó. Tag: sục khí đáy

Từ con số này có thể thấy, sức sản xuất của nông dân là vô cùng lớn, và cũng chứng minh một điều, trong suốt những năm đổi mới, chúng ta đã thực hiện rất tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chính những người nông dân đã góp phần rất quan trọng để tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, mang lại diện mạo mới cho nông thôn.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, người nông dân cũng thể hiện tốt vai trò là chủ thể của quá trình vừa là đối tượng chính được hưởng lợi. Làn gió nông thôn mới đã khiến nhiều địa phương, nhiều vùng quê thay da đổi thịt, ngày càng văn minh, hiện đại. Từ chỗ nhiều vùng nông thôn còn nghèo khó, đến nay, cả nước đã có 3.370 xã (tương đương 37,76%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 301 xã so với cuối năm 2017. Bình quân cả nước đạt 14,26 tiêu chí/xã.

Có thể nhận thấy, thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới, vị trí, vai trò của nông dân đã được khẳng định. Chính họ chứ không ai khác làm nên sự đổi thay này, sự nỗ lực, cố gắng của họ đã giúp cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của chính bản thân người nông dân, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Sự tự chủ, chủ động vươn lên của nông dân đã giúp họ được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Thưa Bộ trưởng, 63 nông dân xuất sắc năm 2018 được tôn vinh đều là những nhân tố điển hình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về vai trò của họ trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới?

- Tôi rất ấn tượng với những thành tích của 63 nông dân Việt Nam xuất sắc 2018. Quá trình sản xuất và những kết quả họ đạt được thật đáng nể phục khi bản thân họ đã vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại để có thể chinh phục đất đai, thời tiết, tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn, làm đầu tàu cho những nông dân khác noi theo. Tag: oxy đáy ao tôm

Nhưng tôi cũng phải khẳng định, 63 nông dân được tôn vinh hôm nay là đại diện cho rất nhiều tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi ở khắp các địa phương, trong mọi lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Đất nước ta trải dài 15 vĩ độ, có 7 vùng sinh thái, mỗi vùng lại có những mô hình sản xuất khác nhau, mang đặc trưng riêng biệt. Trên từng mảnh đất đó, người nông dân lại cần mẫn khai thác, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để thay đổi diện mạo sản xuất, tạo ra thu nhập cao cho gia đình. Những tấm gương như vậy, theo tôi nhiều không thể kể hết.

Cái đáng tự hào là những người nông dân, các hợp tác xã đã biết tận dụng tài nguyên đất đai, nước, tài nguyên giống để tổ chức sản xuất theo từng quy mô khác nhau, điều kiện khác nhau, tạo ra những sản phẩm mang tính đặc thù phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Tag: sục khí đáy ao

Gắn kết nông dân sản xuất theo chuỗi

Nếu có một đánh giá chung về chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam mà Bộ NNPTNT phối hợp các bộ ngành tổ chức, Bộ trưởng có thể nói điều gì?

- Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam nói chung, lễ tôn vinh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc nói riêng là một trong những hoạt động vô cùng có ý nghĩa, tôn vinh vai trò, sức sáng tạo lao động của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Cho đến thời điểm này, dù chỉ chiếm 16% GDP nhưng khu vực nông nghiệp vẫn có một vị trí vô cùng quan trọng, là trụ cột của nền kinh tế. Bởi khu vực này vẫn chiếm tới 50% dân số, 37% lao động cả nước, nếu nông nghiệp phát triển ổn định thì sẽ có điều kiện phát triển các khu vực khác. Từ ngàn đời nay, nông nghiệp, nông thôn vẫn giữ vững vị trí trụ cột, tạo động lực cho nền kinh tế chuyển động.

Nhưng, để ngày càng có nhiều nông dân xuất sắc, nhiều điển hình tiên tiến trong lao động sáng tạo, các địa phương, các cấp Hội Nông dân, ngành chức năng cần vận động nông dân tham gia tích cực vào quá trình tái cơ cấu kinh tế. Chính những nông dân này sẽ là nhân tố gắn kết các nông dân khác sản xuất theo chuỗi, tạo ra sự đột phá.

Năm 2018 cũng là năm thứ 10 nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đi vào cuộc sống. Theo Bộ trưởng, những kết quả quan trọng ngành nông nghiệp đạt được trong quá trình thực hiện nghị quyết là gì, đâu là những khoảng trống cần lấp để nâng cao hơn nữa đời sống nông dân?

Chúng ta đang tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 về nông nghiệp nông dân nông thôn. Cho đến thời điểm này, tôi có thể khẳng định, những mục tiêu cốt lõi của nghị quyết đã đạt được một cách trọn vẹn.

Theo đó, nông nghiệp luôn duy trì được tăng trưởng và phát triển khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn; tiếp tục khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế.

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới cũng cơ bản đạt được với 50% số xã đạt 19 tiêu chí vào năm 2019. Đời sống của nông dân được cải thiện một cách căn bản. Như vậy, những mục tiêu cốt lõi như nâng cao đời sống nông dân, hiện đại hóa nông thôn chúng ta cơ bản đạt được.

Tuy nhiên, chúng ta không bằng lòng với những mục tiêu đó, bởi trong thời kỳ mới, nông nghiệp, nông thôn và nông dân còn đối mặt với nhiều khó khăn, khoảng cách giữa các vùng miền còn lớn, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ, căn cơ để hóa giải những thách thức này.

Nguồn: danviet.vn/nha-nong/bo-truong-bo-nnptnt-nha-nong-viet-da-lam-nen-nhieu-ky-tich-920245.html