I. Khái niệm chung về luật kinh tế
1/ Khái niệm Pháp luật kinh tế
Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm luật kinh tế ta phải hiểu một khái niệm có liên quan đó là pháp luật kinh tê.
Pháp luật kinh tế là một hỗn hợp các quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau liên quan đến toàn bộ đời sống kinh tế trong xã hội. Pháp luật kinh tế bao gồm các quy phạm pháp luật của các ngành luật có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ kinh tế liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế và các hoạt động kinh doanh. Pháp luật kinh tế bao gồm các ngành luật sau: Luật kinh tế, luật tài chính - ngân hàng, luật lao động, luật đât đai và môi trường.
[caption src=http://thuelamluanvan.net/wp-content/uploads/2018/10/doi-tuong-dieu-chinh-trrong-luat-kinh-te.png" /] Khái niệm chung và đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tế[/caption]
2/ Khái niệm luật kinh tế
Theo khái niệm trên, Luật kinh tế chỉ là một bộ phận của pháp luật kinh tế. Nó là một ngành luật độc lập. Luật kinh tế được hiệu một cách chung nhất thì nó là tổng thê các quy phạm pháp luật mà với các quy phạm đó nhà nước tác động vào các tác nhân tham gia đời sống kinh tế và các quy phạm pháp luật liên quan đến mối tương quan giữa sự tự do của từng cá nhân và sự điều chỉnh của nhà nước.
Ngày nay nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần {theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì luật kinh tế được hiểu theo một quan điểm cụ thể: Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tê phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
II. Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế
Người ta phân biệt các ngành luật với nhau thì phải dựa vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của chúng vì môi một ngành luật có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng. Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ kinh tế do luật kinh tế tác động vào, bao gôm các nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế và nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau.
1/ Nhóm quan hệ quản lý kinh tế
Đây là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giũa các cơ quan quản lý nhà nuớc về kinh tê với các chủ thể kinh doanh (các. Cơ quan trong bộ máy nhà nước ít nhiều đều thực hiện chức năng quản lý kinh tế). Đặc điểm của mối quan hệ này là quan hệ bất bình đăng dựa trên nguyên tắc quyên uy phục tùng: chủ thể quản lý hoạch định, quyết định có tính chất mệnh lệnh, chủ thể bị quản lý phải phục tùng thực hiện theo ý chí của chủ thê quản lý. Kế thống quan hệ quản lý kinh tế gồm:
+⁄ Quan hệ quản lý theo chiêu đọc: đó là các mối quan hệ giữa bộ chủ quản với các doanh nghiệp trực thuộc, giữa các UBND câptỉnh / thành phô với các doanh nghiệp trực thuộc UBND.
+⁄ Quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản lý chức năng với các cơ quan quản lý kinh tếcó thẩm quyển riêng và cơ quan quản lý có thấm quyên chung. VD quan hệ giữa cơ quan tài chính với các bộ kinh tế, bộ kế hoạch đầu tư với các bộ kinh tế...
+/ Quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản W chức năng với các doanh nghiệp.
VD: quan hệ giữa các cơ quan tài chính với các doanh nghiệp về vấn đề quản lý vốn tài sản của doanh nghiệp...
2/ Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau
Đây là những quan hệ thường phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất như chế biến gia công, xây lắp sản phẩm hoặc thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất. Nhóm quan hệ Hãy có đặc điểm:
- Phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.
_ Phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên thông qua hình thức pháp lý và hợp đồng kinh tê hoặc những thỏa thuận (ví dụ góp vôn thành lập công ty...).
_ Chủ thể của nhóm quan hệ này là các chủ thể kinh doanh (cá nhân, tổ chức) thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quan hệ kinh tê trên nguyên tắc tự nguyện, bình đăng, hai bên cùng có lợi.
- Quan hệ này là quan hệ tài sản / quan hệ hàng hóa- tiền tệ. Quan hệ tài sản do luật kinh tế điều chỉnh phát sinh trực tiếp trong qua trình kinh doanh nhằm mục đích kinh doanh mà chủ thể của chúng phải có chức năng kinh doanh (các doanh nghiệp); trong khi đó chủ thể của quan hệ tài sản trong luật dân sự lại chủ yêu là cá nhân và không có mục đích kinh doanh.
3/ Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một đơn vị kinh doanh
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường các hình thức kinh doanh ngày càng trở nên phong phú và phức tạp. Ngoài hình thức các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở Việt Nam đã xuất hiện các đơn vị kinh doanh lớn dưới hình thức tông công ty và tập đoàn kinh doanh (Theo Luật doanh nghiệp nhà nước và Quyết định sô 91/TTg ngày 07/03/1994 của thủ tướng chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh). Tập đoàn kinh doanh hay tổng công ty là những hình thức liên kết của nhiều doanh nghiệp có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ cung ứng và tiêu thụ, dịch vụ...và có tư cách pháp nhân.
Quan hệ phát sinh trong nội bộ một đơn vị kinh doanh náy có những đặc điểm sau:
Là quan hệ giữa một bên là pháp nhân và bên kia là một thành viên hoặc giữa các thành viên với nhau khi tiên hành thực hiện kê hoạch của tông công ty, tập đoàn. Các thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập hoặc không nhưng được pháp luật và tông công ty hay tập đoàn đảm bảo quyên tự chủ kinh doanh trong những lĩnh vực nhất định.
Quan hệ giữa các thành viên của tông công ty được thiết lập đề thực “hiện kế hoạch chung của tông công ty nhưng quan hệ đó vẫn là quan hệ hợp tác do vậy phải được thể hiện dưới hình thức hợp đồng, chịu sự điều chỉnh của pháp luật hợp đồng kinh tế.
Tham khảo thêm:
+ Phân tích các chủ thể trong Luật kinh tế
+ Những nguyên tắc của Luật kinh tế
+ https://www.diigo.com/item/note/6m5s...5641d222c071fe