1. Khái niệm Công ty cổ phần là gì?
(Theo điều 77- Luật doanh nghiệp)
- Công ty cổ phần là công ty trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần là cổ đông, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không xác định số
lượng tối đa.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần được phát hành mọi loại chứng khoán.
[caption src=http://baocaototnghiep.net/wp-content/uploads/2018/10/cong-ty-co-phan.png" /] Luật doanh nghiệp định nghĩa công ty cổ phần như thế nào?[/caption]
Tham khảo thêm:
+ Luật kinh tế định nghĩa Công ty hợp danh là gì?
+ Kinh nghiệm học thạc sĩ Luật thương mại quốc tế tại Mỹ
2. Đặc trưng pháp lý của công ty cổ phần
 Vốn điều lệ:
+ Được chia làm nhiều phần bằng nhau.
+ Cách sở hữu vốn: bắt đầu, cổ đông sáng lập tạm thời đăng ký một mức vốn điều lệ xác định,
được chia ra thành các cổ phần. Trong 90 ngày đầu, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua
được tối thiểu 20% cổ phần. Sau đó công ty tiếp tục bán số cổ phần còn lại trong thời hạn 3 năm.
 Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân
 Trách nhiệm tài sản:
Công ty chỉ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trong phạm
vi sản nghiệp của mình, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong
phạm vi vốn góp vào công ty.
 Công ty có thể phát hành mọi loại chứng khoán (cả chứng khoán nợ và chứng khoán vốn)
3. Cổ phần, cổ phiếu, cổ đông:
a) Cổ phần:
- Là phần chia nhỏ của vốn điều lệ.
- Phân loại:
+ Cổ phần phổ thông: là loại cổ phần được phát hành trong những điều kiện “bình thường” của công ty phát hành, là loại cổ phần bắt buộc có.
 Tạo ra cổ đông phổ thông (điều 79 – Luật doanh nghiệp)
+ Cổ phần ưu đãi: là loại cổ phần được phát hành trong những điều kiện “đặc biệt” của công ty phát hành.
 Cổ phần ưu đãi biểu quyết:
 Là loại cổ phần cho phép người sở hữu nó có quyền biểu quyết cao hơn so với những cổ phần phổ thông tương ứng (khoản 2- điều 79)
 1 cổ phần phổ thông=1 quyền biểu quyết (như vậy một cổ đông dù sở hữu nhiều hay ít cổ phần thì đều có quyền tham dự đại hội đồng cổ đông. Cơ quan quyền lực cao nhất của công ty
cổ phần là đại hội đồng cổ đông)
1 cổ phần ưu đãi=x . 1 Quyền biểu quyết của cổ đông phổ thông (x do công ty quyết định)
 Chỉ có 1 trong 2 đối tượng sau mới được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết: cổ đông sáng lập và nhà nước.
 Các cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có tác dụng trong 3 năm, sau đó tự chuyển thành cổ phần
phổ thông.
 Hạn chế: cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần ghi danh nên không được tự do chuyển nhượng.
Cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu cho cổ đông sáng lập khác. Việc
chuyển nhượng cho người không phải cổ đông sáng lập phải được sự đồng ý của Đại hội đồng
cổ đông, người nhận đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập.
 Cổ phần ưu đãi cổ tức:
- Cho phép người sở hữu được hưởng mức lãi cao hơn so với một mức cồ phần phổ thông tương ứng.
- Phân loại:
Cổ tức cố định=k . Tổng số cổ phần thực góp vào công ty (không phụ thuộc vào kết quả kinh
doanh)
Cổ tức thưởng: tùy thuộc vào kết quả kinh doanh, có khi cổ tức của cổ phổ thông bằng hoặc
nhiều hơn cổ tức của cổ đông ưu đãi.
- Hạn chế: những cổ đông có cổ phần ưu đãi cổ tức chỉ được tham gia biểu quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ (không có quyền lợi chính trị)
 Cổ phần ưu đãi hoàn lại:
- Cho phép người sở hữu nó được yêu cầu công ty hoàn lại phần vốn góp bất kỳ khi nào (đảm
bảo tính thanh khoản cao)
Nhưng quyền này không được chống lại quyền lợi các chủ nợ (công ty mua lại cổ phần theo
yêu cầu, nhưng sau khi mua công ty vẫn đảm bảo khả năng tài chính để trả nợ.
- Hạn chế: giống cổ phần ưu đãi cổ tức.
 Cổ phần ưu đãi khác: tùy điều kiện cụ thể, công ty phát hành các cổ phần khác để thu hút nhà đầu tư. VD là cổ phần quyền mua trước (mua quyền mua): sau này nếu công ty phát hành cổ phiếu thì người nắm giữ cổ phần này có quyền mua trước.
b) Cổ phiếu:
- Là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
- Có 2 loại: Cổ phiếu khuyết danh và cổ phiếu ghi danh.
c) Chuyển nhượng cổ phần
 Tự do chuyển nhượng
- TH1: Cổ phần ưu đãi biểu quyết: không được chuyển nhượng
- TH2: Cổ phần cổ đông sáng lập
+ Các cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần cho nhau
+ Cổ đông sáng lập muốn nhường cổ phần cho người không phải cổ đông sáng lập thì giao dịch này phải công khai và được sự chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông.
 Thủ tục chuyển nhượng
- Bước 1: các bên phải có hợp đồng chuyển nhượng (được công chứng)
- Bước 2: người mua làm thủ tục đề nghị hội đồng quản trị thay đổi tên
+ Nếu cổ phiếu không tên: thủ tục hoàn thành
+ Nếu cổ phiếu ghi danh: phải yêu cầu hội đồng quản trị thu hồi cổ phiếu cũ và phát hành cổ
phiếu mới
- Note
+ Thời điểm quyền cổ đông bắt đầu có hiệu lực là thời điểm cổ đông có tên trong sổ cổ đông.
+ Nếu việc chuyển nhượng diễn ra trong thời gian sắp diễn ra họp đại hội đồng cổ đông thì người dự họp là người mua (các cuộc họp đại hội đồng cổ đông phải được thông báo trước 7
ngày).
+ Khi chuyển nhượng, cổ tức của kỳ trước là của người bán.
 Các trường hợp khác
- Cổ đông yêu cầu công ty mua lại: nếu cổ đông bỏ phiếu chống lại nghị quyết của đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày nghị quyết đó được thông quan, cổ đông có quyền làm văn bản
yêu cầu công ty mua lại cổ phiếu của mình theo giá thỏa thuận hoặc theo nguyên tắc của công ty. Công ty có “nghĩa vụ” phải mua, trong điều kiện sau khi công ty mua lại phần vốn góp, khả
năng tài chính của công ty đủ để thanh toán các khoản nợ tới hạn.
- Cổ đông chết: người thừa kế theo di chúc hoặc theo luật nhận được phần cổ phiếu.
- Nhận trả nợ: trả nợ bằng cổ phần thì chủ nợ thành cổ đông.
- Tặng cho: người nhận trở thành cổ đông.
4. Cổ đông:
a. Khái niệm: Là chủ sở hữu của cổ phần
b. Phân loại cổ đông:
- Cổ đông sáng lập: là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng công ty, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.
- Cổ đông phổ thông: là người sở hữu cổ phần phổ thông.
c. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
Quyền của cổ đông
 Quyền của cổ đông phổ thông (Điều 79 – Luật doanh nghiệp)
- Quyền chính trị
+ Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
+ Xem xét thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi thông
tin không chính xác
+ Xem xét Điều lệ công ty, biên bản họp và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
- Quyền kinh tế
+ Nhận cổ tức theo mức quyết định của Đại hội đồng cổ đông
+ Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỉ lệ cổ phần hiện có.
+ Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình
+ Khi công ty giải thể, được nhận phần tài sản tương ứng với phần vốn góp (sau khi đã thanh toán cho chủ nợ và các cổ đông loại khác)
- Quyền thông tin
 Quyền của cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số (Điều 79 – Luật doanh nghiệp) (Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có cổ phần phổ thông 10% liên tục trong 6 tháng hoặc tỉ lệ nhỏ hơn
do Điều lệ công ty quy định)
- Quyền được đề cử người vào các vị trí thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng
kiểm soát.
- Quyền được xem xét sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính.
- Quyền được yêu cân ban kiểm soát kiểm tra bất kỳ thông tin hoặc một hoạt động nào của công
ty và được trả lời bằng văn bản.
- Quyền yêu cầu triệu tập bất thường phiên họp đại hội đồng cổ đông.
Nghĩa vụ của cổ đông
- Góp đúng và đủ số vốn đã đăng ký. Không rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức.
- Cam kết chịu lỗ tương ứng phần vốn đã góp
- Tuân thủ nghị quyết của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, pháp luật,…
5. Tăng, giảm vốn điều lệ
 Tăng vốn điều lệ
- Phát hành cổ phần mới
- Điều chỉnh giá trị tài sản của công ty theo sự tăng lên của tài sản đó.
 Giảm vốn điều lệ (ngược lại)
- Mua lại cổ phần: trong mỗi 12 tháng, công ty được phép mua lại không quá 30% lượng cổ phần phổ thông đã phát hành.
Note: thẩm quyền quyết định mua lại cổ phần
+ Số cổ phần < 10% : hội đồng quản trị
+ 10% < Số cổ phần < 30% : đại hồi đồng cổ đông
Sau đó làm thủ tục hủy lượng cổ phần đó và đăng ký lại
Mua lại cổ phần giảm vốn điều lệ ≠ Mua lại cổ phần gây cổ phiếu quỹ
- Điều chỉnh lại giá trị tài sản tương ứng sự sụt giảm giá trị của tài sản đó.
Tham khảo tại: http://baocaototnghiep.net/luat-doan...-phan-nhu-nao/