Với lợi thế về vị trí và quy hoạch hạ tầng giao thông, xã hội hiện đại, Long Biên đang trở thành “miền đất hứa” với nhiều chủ đầu tư bất động sản.



Nhiều cây cầu và các tuyến đường vành đai nối Long Biên với nội đô đã, đang được xây dựng sẽ giúp bất động sản Long Biên “đến gần” hơn với lượng lớn người tiêu dùng. Ảnh: Dũng Minh

HẠ TẦNG MỞ LỐI, BẤT ĐỘNG SẢN PHÁT TRIỂN

Chỉ cách trung tâm TP. Hà Nội 2 – 3 km, nhưng các đây 10 năm, bất động sản Long Biên gần như bị lãng quên do tâm lý ngại đi qua sông của người dân và hệ thống hạ tầng giao thông kết nối chưa phát triển, càng khiến tâm lý e ngại này tăng thêm.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2010, đầu năm 2011, khi cầu Vĩnh Tuy được thông xe, kết hợp với Quốc lộ 5A, 5B, 1A, 1B, đường Vành đai 3 nối thẳng với cầu Thanh Trì… được đưa vào hoạt động, đã tạo ra tuyến giao thông thông suốt giữa hai bờ sông Hồng, cùng với việc Long Biên được quy hoạch theo hướng chuyển từ công nghiệp sang đô thị, khu vực này đã được nhiều nhà đầu tư bất động sản nhắm tới.

Ngoài hạ tầng giao thông phát triển, trong một vài năm gần đây, Long Biên cũng là khu vực có sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng xã hội, tiện ích với các trung tâm thương mại quy mô lớn như Big C – Savico Mega Mall, Aeon Mall, Vincom…

Cùng với đó, Long Biên cũng được đánh giá là khu vực có sự đa dạng trong hệ thống giáo dục với các trường học quốc tế có cơ sở vật chất tốt như Trường quốc tế Anh BIS, quốc tế Pháp Alexander Yersin và Wellspring, hệ thống trường công lập như Thạch Bàn, Việt Hưng, Đức Giang, Nguyễn Gia Thiều.
Sự có mặt của Vingroup tạo điểm nhấn cho bất động sản Long Biên

Với những thuận lợi đó, không quá khó hiểu khi thị trường bất động sản khu vực này dần trở thành điểm ngắm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư bất động sản. Nhiều ông lớn địa ốc đã có mặt tại đây như Vingroup với Vinhomes Riverside, Eurowindow với Eurowindow Riverpark, Him Lam với Dự án Him Lam Thạch Bàn, Him Lam Vĩnh Tuy, hay MIK Group với Dự án Valencia Garden…

Ngoài ra, còn phải kể đến các dự án khác như Miper Riverside, Dự án No15 Sài Đồng, Hanoi Garden City và đặc biệt là hai khu lớn là Việt Hưng và Đặng Xá…, đã góp phần tạo cho Long Biên một diện mạo phát triển mới về đô thị.

SẼ LÀ TÂM ĐIỂM MỚI

Đánh giá về triển vọng thị trường Long Biên, ông Dương Đức Hiển, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh nhà ở, Savills Hà Nội cho biết, trong thời gian tới, bất động sản khu Đông Hà Nội nói chung và Long Biên nói riêng sẽ là tâm điểm của thị trường sau khu vực phía Tây và phía Nam Thành phố.

Điểm lợi thế của Long Biên không chỉ là về quỹ đất, không gian thoáng đãng cho việc phát triển các dự án phức hợp trên quy mô lớn – xu hướng tất yếu phát triển dự án đô thị hiện đại, mà còn ở việc Long Biên vẫn tiếp tục phát triển mạnh về hạ tầng so với các khu vực khác của Hà Nội.



Cụ thể, từ 2018 – 2021, theo quy hoạch mới nhất, Long Biên sẽ được đầu tư 14 cây cầu lớn nhỏ khác nhau bắc qua sông Hồng, sông Đuống, tạo thành một quần thể đô thị bên cạnh hai con sông. Trong đó, đáng chú ý là các dự án như giai đoạn 2 dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy (2018 – 2020), Dự án cầu Tứ Liên (dự kiến hoàn thành 2021) và đường dẫn cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Dự án cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng (dự kiến năm 2019 sẽ hoàn thành), Dự án cầu Giang Biên và đường dẫn 2 đầu cầu nối Vĩnh Tuy, Vành đai 2 đến tiếp giáp Ninh Hiệp, Bắc Ninh, xây dựng cầu Đuống 2 và đường nối đến địa phận tỉnh Bắc Ninh…

Ngoài ra, trong tương lai, tuyến đường trên cao từ cầu Vĩnh Tuy về Ngã Tư Sở, hay đường vành đai từ chân cầu Vĩnh Tuy đến cầu Nhật Tân sẽ giúp kết nối Long Biên với trung tâm Thành phố, hay khu vực phía Tây, phía Nam Thủ đô rất thuận tiện và nhanh chóng.

Ghi nhận thực tế của Savills cho thấy, sự phát triển của bất động sản quận Long Biên có nét tương đồng với những gì đã xảy ra ở khu Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM). Trước đây, do kết nối giao thông chưa thuận tiện, nên Thủ Thiêm không phải là một địa bàn được người mua nhà ưa chuộng, giá nhà ở đây còn ở mức thấp, chỉ 20 – 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, khi hàng loạt cây cầu, đường hầm kết nối giữa trung tâm quận 1 và Thủ Thiêm xuất hiện, khu vực này đã trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản TP.HCM.

Đồng quan điểm, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát Thủ đô cho biết, với hạ tầng hiện đại, nguồn cầu tăng trong khi nguồn cung còn khá khan hiếm, khiến cho giá trị bất động sản Long Biên đã tăng lên trong thời gian qua.

Việc phát triển các cây cầu tạo cho Long Biên thêm một lợi thế về việc phát triển song hành cùng với hai con sông (sông Hồng và sông Đuống). Lịch sử phát triển của nhiều thành phố, trung tâm tài chính giàu có thế giới cũng đi cùng các con sông, điển hình là Thủ đô London của Anh bên dòng sông Thames, Paris của Pháp bên sông Seine, Manhattan, New York của Mỹ gắn với sông Hudson và sông Đông….

Các thành phố lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồmThượng Hải (Trung Quốc) hay Seoul (Hàn Quốc) cũng thực hiện dự án phát triển và quy hoạch ven sông liên tục trong 20 đến 30 năm. Tại Singapore, khu vực ven sông quanh Marina Bay Sands đã trở thành tâm điểm về sự thành công trong khu vực. Riêng Hồng Kông (Trung Quốc), nhu cầu bất động sản ven cảng và sông đã phát triển trong nhiều thập kỷ qua.

Tuy nhiên, vị này cũng lưu ý, đối với một quận có diện tích lớn và tốc độ phát triển nhanh như Long Biên, nhà đầu tư và người mua cũng cần thận trọng trước khi đưa ra quyết định, đề phòng việc làm giá dự án, cũng có những nguy cơ liên quan đến “bong bóng” giá bất động sản.

“Tiềm năng Chung Cư No15 Sài Đồng của khu Đông Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng không đảm bảo giá trị cho tất cả các dự án tại khu vực này. Chỉ có sự nghiên cứu kỹ lưỡng mới giúp khách hàng tránh được những rủi ro tiềm ẩn và đạt được thành công trong hoạt động đầu tư của mình”, lãnh đạo Hải Phát Thủ đô nhấn mạnh và cho biết thêm, khách hàng nên xem xét đến giá trị cụ thể đến từ vị trí của dự án, mức độ phù hợp với mục đích sử dụng/đầu tư, mức độ hoàn thiện của hạ tầng giao thông xung quanh dự án, những quy hoạch về mở đường, điều chỉnh, những quy hoạch treo từ trước đến giờ trong khu vực.
Linh TrangBáo đầu tư