. Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai là bệnh gì?
Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai không phải là bệnh lý phổ biến nhưng nếu xuất hiện thì thường có liên quan trực tiếp đến việc mang thai.
Bệnh gây nên những cơn đau dọc phần sườn theo dây thần kinh liên sườn. Cơn đau này có thể nhói một lúc rồi thôi nhưng cũng có thể đau liên tục và kéo dài. Đôi khi chỉ cần chạm tay đến cũng đau, hít thở sâu hoặc hắt hơi cũng có thể thấy đau.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
– Sự thay đổi của hormone trong cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều sự thay đổi, các chất lỏng gia tăng sinh ra hiện tượng phù nề, chèn ép lên dây thần kinh liên sườn.
– Thai nhi càng lớn, khu vực dưới cơ hoành mở rộng chèn ép lên khoang ngực, đè nén lên dây thành kinh liên sườn gây đau.
– Người phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Herpes Zoster gây ra bệnh Zona thần kinh cũng gây nên những cơn đau rát và nổi mụn nước quanh khu vực hệ thống thần kinh liên sườn.
Khi bị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai, bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn trái khi mang thai
– Đau khu trú ở bên liên sườn, có thể lan kéo ra phía sau lưng
– Đau nhói, rát hoặc âm ỉ, dữ dội như điện giật ở khu vực liên sườn
– Chỉ đau ở một bên liên sườn thường đau dây thần kinh liên sườn trái khi mang thai
– Nếu vận động, hít thở sâu, ho hoặc hắt xì hơi, cơn đau sẽ nặng hơn
– Cơn đauđau dây thần kinh liên sườn ở bà bầu sẽ nặng nề hơn so với người bình thường.
Tham khảo thêm các triệu chứng khác:
+ thăng bằng kiềm toan
+ loạn cảm họng
3. Điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn như thế nào?
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn ở bà bầu có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thai phụ và thai nhi. Cho nên việc điều trị để kiểm soát bệnh là điều nên làm. Nhưng điều trị như thế nào cần xin sự thăm khám và tư vấn của bác sỹ để có quá trình điều trị an toàn, hiệu quả.
Đối với bà bầu, khi điều trị thường hạn chế dùng thuốc Tây y, đặc biệt là thuốc dùng đường uống toàn thân. Cơ bản sẽ được áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu bên ngoài như chườm lạnh, xoa bóp nhẹ nhàng, bấm huyệt, châm cứu theo Đông y. Cũng có thể được sử dụng thuốc mỡ Đông y để bôi ngoài nếu bệnh đau dây thần kinh liên sườn trái khi mang thai có triệu chứng đau kèm theo mụn nước. Việc điều trị chuyên sâu sẽ được thực hiện sau khi sinh em bé xong.
Xem chi tiết tại: http://khoathankinh.com/me-bau-bi-da...mang-thai.html